Rối loạn tình dục khiến thiếu nữ luôn chực chờ "lên đỉnh"

Luôn trong trạng thái khó chịu, Amanda McLaughlin (Mỹ) đôi khi phải cầu xin bạn trai quan hệ để giải tỏa.

"Cảm giác nhức nhối kéo dài 24/7 ư? Tôi không nghĩ có ai sẽ thích đâu", Amanda McLaughlin chia sẻ. Trên thực tế, cực khoái đối với cô chẳng khác nào cơn ác mộng. Bị hội chứng rối loạn kích thích tình dục kéo dài (PGAD), thiếu nữ 23 tuổi luôn khó chịu vì cần được "lên đỉnh".


Amanda mắc rối loạn PGAD khiến cô luôn trong trạng thái cần sex. (Ảnh: US Mag).

Theo US Weekly, Amanda phát hiện điều bất thường từ năm 13-14 tuổi nhưng không ai tin. "Tôi lúc nào cũng cần sex và cực khoái. Từ năm 15 đến 18 tuổi, tôi liên tục thủ dâm đến mức mọi người nghĩ tôi nghiện tình dục", cô gái trẻ nhớ lại.

Ngay cả mẹ Amanda là Victoria cũng từng bực bội với con. "Cả gia đình nghĩ nó thật hư hỏng. Tôi đã nghi ngờ con nên đến giờ vẫn thấy rất tội lỗi", bà phân trần.

Sau này Amanda đi khám và bác sĩ kết luận cô mắc phải PGAD. Do rối loạn, cô không thể lái xe hay làm việc, tâm trạng cũng bất ổn. Nhiều khi Amanda xa lánh thế giới xung quanh, từ chối ra khỏi nhà, thậm chí hạn chế sử dụng Internet.

Một năm trước, Amanda gặp JoJo, người hiện là hôn phu của cô. Để giảm bớt sự khó chịu, đôi lúc nữ bệnh nhân phải "khóc và cầu xin anh ấy quan hệ với mình".


Amanda đau khổ vì tình trạng của mình. (Ảnh: US Mag).

Theo Hiệp hội Y học Tình dục Quốc tế, nguyên nhân gây ra PGAD đến nay chưa được xác định. Một số chuyên gia nhận định rối loạn này bị kích thích bởi stress và có thể gắn liền với các vấn đề tâm lý. Phương pháp điều trị PGAD thường bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, kiểm soát stress cùng các loại thuốc như chống trầm cảm.

Nhằm cải thiện triệu chứng, Amanda phải uống 30 loại thuốc mỗi ngày đồng thời chườm nóng lạnh vùng xương chậu. Bác sĩ Priyanka Gupta từ Đại học Michigan phụ trách trường hợp này cho biết PGAD là rối loạn hiếm thấy ít được nghiên cứu nên không thể điều trị nhanh chóng. Bà đang thử nghiệm nhiều liệu pháp khác nhau với hy vọng cải thiện cuộc sống của Amanda.

Trong khi đó, Amanda vẫn buồn rầu dù cố tỏ ra lạc quan. "Cuộc đời của tôi hẳn sẽ khác nếu không mắc bệnh. Tôi có thể làm việc, lái xe và hạnh phúc hơn", cô gái nói. "Nếu được, tôi sẵn sàng không lên đỉnh suốt phần đời còn lại".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu

Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News