Rửa tay sạch, hành động nhỏ cứu mạng nhiều người
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bàn tay không sạch có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh, song nhiều người dân quên cách phòng bệnh đơn giản nhất là rửa tay với xà phòng.
Phát biểu tại buổi lễ phát động chiến dịch truyền thông Hành trình 10 triệu bàn tay sạch và phòng chống dịch bệnh theo mùa diễn ra tại Hà Nội ngày 15/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh đến hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi rửa tay với xà phòng của người dân.
Theo Bộ trưởng, rửa tay với xà phòng, một việc làm tưởng chừng rất đơn giản, ai cũng có thể làm được và thực hiện một cách thường xuyên song trên thực tế tỷ lệ này còn rất thấp, kể cả trong cơ sở y tế. Khảo sát gần đây nhất của Bộ Y tế cho thấy chỉ 23% người rửa tay trước khi ăn và 36% rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Thực tế rất ít người rửa tay đúng cách.
Thực tế rất ít người rửa tay đúng cách. Nhiều người rửa tay thường xuyên nhưng không có tác dụng diệt khuẩn vì chỉ rửa với nước. Có người rửa tay với xà phòng nhưng lại bỏ qua những vùng kín đáo trên bàn tay như các kẽ ngón tay, đầu ngón tay, ngón tay cái.
Rửa tay đúng cách với xà phòng là biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh hiệu quả, dễ thực hiện, ít tốn kém. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bàn tay "không sạch" có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh. Bàn tay không sạch là nguy cơ của hàng loạt các ổ bệnh. Có đến 50% các loại bệnh dễ lây lan như cúm, tiêu chảy, tay chân miệng... mắc phải do vệ sinh cơ thể không đúng cách.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rửa tay với xà phòng giúp cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ loại vắc xin nào, giảm 19-45% tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tại Việt Nam, thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong 10/26 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất thì khoảng một nửa là các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Những bệnh này có liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường và thực hiện hành vi cá nhân. Trong đó, rửa tay bằng xà phòng có vai trò rất lớn trong phòng bệnh.
Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể giảm 47% nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và hơn 30% bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp. Bên cạnh đó, nếu người trông trẻ rửa tay xà phòng trước và sau khi chuẩn bị thức ăn cho bé, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân sẽ giảm 1-10%.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
