Rừng cây "nhảy múa" độc đáo ở Indonesia có thực sự chuyển động?

Loài cây "nhảy múa" có tên gọi này là vì chúng dường như lắc lư theo ánh mặt trời, khi hoàng hôn buông xuống.

Đảo Sumba xa xôi của Indonesia nổi tiếng với làn nước êm đềm, bãi biển Walakiri đầy cát trắng, cùng nhiều điều tuyệt vời.

Rừng cây nhảy múa độc đáo ở Indonesia có thực sự chuyển động?
Rừng cây ngập mặn có hình dáng độc đáo trải dọc bãi biển.

Nhưng đó không phải là lý do chính khiến mọi người đổ xô đến "thiên đường nhiệt đới" nhỏ bé này.

Điều thu hút mọi người đến với đảo Sumba là rừng cây ngập mặn có hình dáng độc đáo trải dọc bãi biển, được mệnh danh là "cây nhảy múa". 

Theo người dân bản địa, sở dĩ có tên gọi này là vì chúng dường như lắc lư theo ánh mặt trời, khi hoàng hôn buông xuống

Rừng cây nhảy múa độc đáo ở Indonesia có thực sự chuyển động?
Dường như cụm từ "nhảy múa" chỉ là cách ám chỉ những thân, cành cây uốn lượn nhẹ nhàng.

Rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và các nhà thực vật học từ khắp nơi trên thế giới đã đến bãi biển Walakiri của đảo Sumba để hy vọng chụp được một bức ảnh hoàn hảo về rừng cây ngập mặn độc đáo này.

Họ cũng mong chờ sẽ ghi lại được một khoảnh khắc những cây này thực sự chuyển động, đúng như tên gọi của nó.

Tuy nhiên, dường như cụm từ "nhảy múa" chỉ là cách ám chỉ những thân, cành cây uốn lượn nhẹ nhàng, giống như bóng người đang nhảy múa theo cách riêng của mình.

Như vậy, những cây này không hề chuyển động để "nhảy múa" theo như tên gọi của nó.

Theo lý giải của các nhà thực vật học, các loài cây mọc ở rừng ngập mặn hoặc xung quanh bao phủ bởi nước thường có hình dạng khá kỳ quái, không theo bất kỳ một quy tắc nào.

Rừng cây nhảy múa độc đáo ở Indonesia có thực sự chuyển động?
Tác dụng chính của cây nhảy múa là giảm xói lở và bảo vệ đất ở vùng ven biển trước ảnh hưởng của sóng.

Sở dĩ xảy ra điều này là bởi mặt nước phản chiếu lại ánh sáng mặt trời ở nhiều góc độ khác nhau, khiến cây phát triển không đồng đều. Các nhà thực vật học gọi đó là hiện tượng cây cối "hướng quang" do ảnh hưởng bởi hormone thực vật auxin, và chúng sẽ phát triển hướng về ánh sáng ngay từ lúc bắt đầu vòng đời của mình.

Ngoài ra, môi trường sinh thái của rừng ngập mặn là chuyển tiếp giữa biển và đất liền. Do vậy sự tồn tại phân bổ, cách phát triển và cấu thành loài của rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh thái như khí hậu, thủy văn, độ mặn, thể nền... mà cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá hay khẳng định về mức độ quan trọng, cũng như sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của cây.

Tác dụng chính của cây nhảy múa cũng giống như các rừng ngập mặn khác, đó là giảm xói lở và bảo vệ đất ở vùng ven biển trước ảnh hưởng của sóng. Ngoài ra, chúng cũng giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và ô nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi. Từ đó giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh thái xung quanh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ra vi khuẩn có thể ăn kim loại độc hại trong nước, xử lý được nước thải công nghiệp

Phát hiện ra vi khuẩn có thể ăn kim loại độc hại trong nước, xử lý được nước thải công nghiệp

Đột phá mới có thể chữa lành những nguồn nước đang bị nhiễm kim loại.

Đăng ngày: 24/09/2021
Cây nho lớn lâu đời nhất thế giới bên trong Cung điện Hampton Court

Cây nho lớn lâu đời nhất thế giới bên trong Cung điện Hampton Court

Cây nho lớn của Cung điện Hampton Court là cây nho lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 24/09/2021
Kỹ sư MIT tạo ra cây phát sáng như đèn có thể sạc nhiều lần

Kỹ sư MIT tạo ra cây phát sáng như đèn có thể sạc nhiều lần

Sử dụng hạt nano đặc biệt gắn vào lá cây, các kỹ sư MIT tạo ra một loại “đèn cây” có thể sạc bằng đèn LED.

Đăng ngày: 23/09/2021
Ong mật tàn sát 63 con chim cánh cụt quý hiếm

Ong mật tàn sát 63 con chim cánh cụt quý hiếm

Xác hàng chục con chim cánh cụt châu Phi đã được tìm thấy trên bãi biển ở Cape Town. Nhà chức trách xác định thủ phạm gây ra cái chết cho chúng là ong mật Cape.

Đăng ngày: 22/09/2021
Trong tương lai, chúng ta có thể sản xuất cà phê không cần trồng cây

Trong tương lai, chúng ta có thể sản xuất cà phê không cần trồng cây

Các chuyên gia lấy tế bào của cây thật và phát triển trong phòng thí nghiệm, tạo ra cốc cà phê có mùi vị giống cà phê thông thường.

Đăng ngày: 22/09/2021
Cây chết giải phóng carbon nhiều hơn nhiên liệu hóa thạch

Cây chết giải phóng carbon nhiều hơn nhiên liệu hóa thạch

Nghiên cứu mới cho thấy gỗ mục thải ra tới 10,9 tỷ tấn carbon mỗi năm, tương đương 115% tổng lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 22/09/2021
Bọc màng nhôm cứu cây lớn nhất thế giới khỏi 'giặc lửa'

Bọc màng nhôm cứu cây lớn nhất thế giới khỏi 'giặc lửa'

Lính cứu hỏa California sử dụng màng nhôm bọc kín quanh gốc cây cự sam General Sherman, cây lớn nhất thế giới theo thể tích, để ngăn tác động từ đám cháy rừng.

Đăng ngày: 19/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News