Rùng mình sinh vật hiến tế vẫn như còn sống sau 500 năm
Một nghĩa trang hiến tế của người Inca vừa được khai quật tại Peru, nơi những sinh vật tội nghiệp này được thiên nhiên biến thành xác ướp hoàn hảo.
Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Lidio M. Valdez từ Đại học Calgary (Canada), lạc đà không bướu là sinh vật bị hiến tế phổ biến của người Inca, chỉ sau con người. Nghĩa trang hiến tế kỳ lạ này tọa lạc tại Tambo Viejo trên bờ biển phía nam Peru, là một phần của nghi lễ mang tên "Ilama". Hầu hết chúng đều bị chặt đầu, chôn riêng đầu và thân.
Chiếc đầu lạc đà được thiên nhiên ướp hoàn hảo, nguyên vẹn sau 500 năm với những dải màu còn tươi rói - (Ảnh: Lidio M. Valdez)
Ngoài lạc đà không bướu, người ta cũng tìm thấy một vài con chuột lang được hóa trang cho giống lạc đà, có lẽ để phục vụ những khi không có đủ lạc đà. Những lễ vật rùng rợn này nhằm cầu nguyện mùa màng bội thu. Trước đó tại Peru, các nhà khảo cổ đã khai quật nhiều nghĩa trang hiến tế khác, đa phần chứa hài cốt trẻ em và lạc đà, đặc biệt nhiều trong những năm khí hậu kém thuận lợi.
Cận cảnh khu mộ hiến tế lạc đà - (Ảnh: Lidio M. Valdez).
Điều đặc biệt ở nghĩa trang mới khai quật này là những sinh vật bị hiến tế 500 năm trước vẫn còn nguyên vẹn đến đáng sợ, với bộ lông trắng muốt, trông như chỉ vừa mới chết hôm qua. Trong khi đó, người Inca không hề ướp xác vật hiến tế. Những con vật cũng được trang trí nhiều màu sắc, khác hẳn các ngôi mộ hiến tế được tìm thấy trước đó.
Cùng với một số nhà khoa học từ Đại học Huamanga ở Peru, tiến sĩ Valdez đã tìm thấy câu trả lời ở ngay vùng bờ biển này.
Một trong những dụng cụ phục vụ nghi lễ với lông vũ cũng như mới được ngắt từ một chú chim nào đó mới hôm qua - (Ảnh: Lidio M. Valdez).
Dải đất ven biển phía Nam Peru là môi trường sa mạc với những thành phần hóa học đặc biệt, có thể giúp bảo tồn bất kỳ vật liệu hữu cơ nào trong trạng thái tốt nhất. Do vậy, những con vật đã vô tình được ướp xác một cách tự nhiên.
Phân tích cũng cho thấy nghi lễ hiến tế Inca rất phức tạp và cầu kỳ. Những con lạc đà được tuyển trọn đều còn ít tuổi, phải sinh ra giữa tháng giêng và tháng 3, được phân loại theo màu. Lạc đà không bướu trắng là lễ vật cho thần mặt trời Inti, những con màu nâu dành cho thần tạo hóa Viracocha, trong khi những con nhiều màu là để dâng thần sấm sét.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
