Ruồi giấm đực ngăn con cái tìm bạn tình khác nhờ "thuốc ngủ"

Ruồi giấm đực tiêm một loại chất hóa học cho con cái khiến nó không thể dậy sớm để ghép cặp với con đực khác vào buổi sáng.

Ruồi giấm đực ngăn con cái tìm bạn tình khác nhờ thuốc ngủ
Một con ruồi giấm (Drosophila melanogaster). (Ảnh: Sanjay Acharya)

Nhóm nhà khoa học từ Trung tâm Nguyên tử Bariloche và Viện Leloir, Argentina, phát hiện ruồi giấm đực tiêm vào con cái một loại chất hóa học lúc giao phối khiến chúng ngủ ngay sau đó và không thể giao phối với những con đực khác. Nghiên cứu mới, xuất bản trên tạp chí PLOS Genetics hôm 22/12, mô tả quá trình họ nghiên cứu sự sinh sản của ruồi giấm (Drosophila melanogaster) trong phòng thí nghiệm thông qua webcam.

Nghiên cứu trước đây từng chỉ ra, khi giao phối, ruồi giấm đực đưa một loại peptide vào cơ thể con cái cùng tinh trùng, khiến con cái giảm sức hấp dẫn với những con đực khác. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy, ruồi giấm trong tự nhiên thức giấc trước khi Mặt Trời mọc khoảng một hoặc hai tiếng. Đó là thời điểm giao phối thường diễn ra.

Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học xem xét các hành vi này kỹ lưỡng hơn từ góc nhìn của ruồi đực. Họ nuôi một đàn ruồi giấm trong phòng thí nghiệm được kiểm soát ánh sáng, sau đó lắp thêm webcam để theo dõi hoạt động của chúng trong 4 ngày.

Qua video, nhóm chuyên gia ngạc nhiên phát hiện những con cái có khả năng "dự đoán buổi sáng" và dậy sớm đều chưa giao phối. Trái lại, những con cái đã giao phối tiếp tục ngủ cho đến khi ánh sáng đầu tiên xuất hiện và giật mình thức giấc. "Ở những con cái đã ghép cặp, khả năng dự đoán buổi sáng hoàn toàn bị triệt tiêu", Sebastian Risau Gusman, chuyên gia tại Viện Leloir, cho biết.

Đoán rằng loại peptide mà ruồi đực tiêm cho con cái là nguyên nhân gây buồn ngủ, họ vô hiệu hóa các tế bào thần kinh phản ứng với peptide ở một số ruồi cái, cho chúng ghép đôi với con đực, sau đó lặp lại thí nghiệm.

Suy đoán của nhóm nghiên cứu được khẳng định khi số ruồi cái bị vô hiệu hóa tế bào thần kinh thức dậy ngay trước khi đèn bật sáng, cùng thời điểm với những con cái chưa giao phối. Điều này chỉ ra, ngoài việc tác động đến mùi của ruồi cái với những bạn tình tiềm năng khác, peptide còn di chuyển lên não và tác động các phần não liên quan đến giấc ngủ. Nhóm nghiên cứu kết luận, hành vi của ruồi giấm đực là một chiến thuật được phát triển qua thời gian nhằm đảm bảo chúng sinh sản thành công.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây quất mộc căn là gì?

Cây quất mộc căn là gì?

Quất mộc căn là loại cây cảnh đang được nhiều người săn lùng về chơi Tết 2023 bởi dáng thế độc lạ của những bộ rễ nhô hẳn lên khỏi mặt đất.

Đăng ngày: 01/01/2023
Top 5 loài hoa kỳ lạ nắm giữ kỷ lục của thế giới tự nhiên

Top 5 loài hoa kỳ lạ nắm giữ kỷ lục của thế giới tự nhiên

Thế giới của các loài hoa cũng rất đa dạng khi có những bông hoa khổng lồ cao tới 4m nhưng cũng có những loài mà cả cụm hoa, kích thước chỉ đạt 1 mm.

Đăng ngày: 30/12/2022
Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não

Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương thảo ức chế sự phát triển của khối u bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư sao chép.

Đăng ngày: 30/12/2022
Đi tìm phương pháp chữa bệnh ở những nơi bẩn nhất

Đi tìm phương pháp chữa bệnh ở những nơi bẩn nhất

Nước thải, nguồn nước bị ô nhiễm và các môi trường đầy mầm bệnh khác là nguồn vô tận để các thể thực khuẩn mới tiến hóa...

Đăng ngày: 29/12/2022
Phát hiện muỗi mang đột biến kháng thuốc diệt côn trùng tại Việt Nam và Campuchia

Phát hiện muỗi mang đột biến kháng thuốc diệt côn trùng tại Việt Nam và Campuchia

Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết đã phát hiện giống muỗi có khả năng “siêu kháng” ở châu Á.

Đăng ngày: 29/12/2022
Độc đáo: Hoa nghệ tây được trồng trong container

Độc đáo: Hoa nghệ tây được trồng trong container

Bên cạnh việc trồng hoa nghệ tây truyền thống, một kỹ sư phần mềm Ấn Độ đã nghĩ ra cách trồng chúng trong container và đã bắt đầu cho thu hoạch.

Đăng ngày: 28/12/2022

"Nữ hoàng" ong mặt quỷ mở đầu cuộc xâm lấn châu Âu

Theo phân tích gene, toàn bộ ong mặt quỷ xâm lấn châu Âu ngày nay có thể là hậu duệ của một con ong chúa duy nhất từ Trung Quốc.

Đăng ngày: 28/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News