Rượu cứu tổ tiên loài người khỏi tuyệt chủng
Không chỉ cấu tạo loài người mà thậm chí những loài linh trưởng khác như khỉ đột, tinh tinh cũng có thể chuyển hóa ethanol, hợp chất hóa học cơ bản cấu thành nên rượu.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, khả năng chuyển hóa rượu này có thể đã cứu vượn người thời tiền sử thoát khỏi tuyệt chủng.
10 triệu năm về trước, trong quá trình tiến hóa, tổ tiên loài người đã mang trong mình một loại protein có khả năng làm gia tăng hiệu quả của quá trình hấp thu và chuyển hoá rượu.
Một cuốn sách mới đây phát hành có tên Alcohol And Humans: A Long And Social Affair (Rượu và loài người: Sự tồn tại dài lâu và tính xã hội) của tiến sĩ Kim Hockings và tiến sĩ Robin Dunbar đưa ra luận điểm rằng chính điều này khiến cho họ có khả năng chống lại cuộc chiến sinh tồn với các loài khỉ khác.
Quá trình hấp thụ và chuyển hóa rượu từ các loại trái cây là một phần nguyên nhân cứu vượn người khỏi tuyệt chủng. (Ảnh: Christopher Whittier/Insider)
Nhờ việc ăn hoa quả chín nẫu và lên men rụng dưới mặt đất mà khỉ và một số loài khác có thể sống sót, trong khi đó, các loài bị tuyệt chủng là do không thể chịu được lượng rượu trong các loại trái cây. Tác giả viết trong cuốn sách của mình rằng những nguồn calo tự nhiên này có lẽ sẽ trở thành nguyên do khiến cho một số loài linh trưởng đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
Tiến sĩ Hockings, giảng viên cao cấp ngành khoa học bảo tồn của trường đại học University of Exeter phát biểu: “Ngay cả khi ngày nay chúng ta thấy những loài đại linh trưởng ăn quả lên men và uống rượu lên men từ dừa được con người sản xuất nhưng khó có thể khẳng định rằng tại sao chúng làm vậy, và điều này đã phản ánh một quá trình lịch sử phức tạp mối liên hệ của chúng ta với rượu. Một điểm thú vị là độ rượu từ những quả rơi xuống đất từ 1-4%, tương đương như bia nhẹ. Lượng cồn trong rượu con người hấp thụ ngày nay vượt xa con số đó”.
Hai tác giả cũng nói thêm trong cuốn sách của mình, tính nghiện rượu của con người ngày nay không chỉ là một vấn đề thuộc y học mà còn là một phần trong xã hội của loài người từ xưa đến nay.
Tiến sĩ Dunbar, một giáo sư về ngành tâm lý học tiến hóa của đại học University of Oxford nói: “Thông qua văn hóa và những thời kỳ khác nhau, rượu được coi là một phần lớn trong phương thức giao tiếp xã hội của loài người với nhau. Thêm nữa, rượu được xem là một vấn đề y học, nhưng lạm dụng rượu chỉ là một phần nhỏ của hình thức xã hội rộng lớn hơn trong việc con người sử dụng rượu”.

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.
