Sa mạc Arab Saudi biến thành cánh đồng tuyết trắng xóa

Vùng Tabuk của Arab Saudi biến đổi hoàn toàn về cảnh sắc do sự thay đổi nhiệt độ sau trận bão tuyết.

Tabuk, khu vực đồi núi ở tây bắc Arab Saudi trải qua trận bão tuyết hôm 26/1, thu hút các gia đình từ những thành phố và thị trấn lân cận đến ngắm tuyết, theo International Business Times. Đỉnh núi Al-Lawz phủ tuyết trắng xóa, cho phép người dân trượt tuyết và đốt lửa trại.

Sa mạc Arab Saudi biến thành cánh đồng tuyết trắng xóa
Đỉnh núi Al-Lawz phủ tuyết trắng xóa, cho phép người dân trượt tuyết và đốt lửa trại.

Khu vực này có tuyết rơi nhẹ hàng năm nhưng tuyết thường tan chảy chỉ trong vài giờ, khiến bùn đặc dồn đống trên đường. Các nhà chức trách đang theo dõi khu vực để quản lý đám đông và phản ứng trong trường hợp khẩn cấp.

Hussein Al-Qahtani, phát ngôn viên Cơ quan Khí tượng và Bảo vệ môi trường, cho biết đợt lạnh sẽ kéo dài đến tuần này và nhiệt độ dự kiến có thể hạ xuống -2°C. Các khu vực thuộc Lebanon cũng trải qua bão tuyết tương tự, khiến núi Dahr al-Baidar phủ đầy tuyết.

Đầu tháng này, nhiều nơi trên sa mạc Sahara trải qua hiện tượng tuyết rơi lần thứ ba trong vòng 40 năm. Theo Forbes, hiện tượng hiếm gặp này do khối khí áp cao tràn qua châu Âu gây ra, khiến không khí lạnh bị đẩy xuống phía bắc châu Phi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Trái đất nóng lên 2 độ C sẽ để lại hậu quả tệ hơn việc nóng lên chỉ 1,5 độ C nhiều, tại sao vậy?

Trái đất nóng lên 2 độ C sẽ để lại hậu quả tệ hơn việc nóng lên chỉ 1,5 độ C nhiều, tại sao vậy?

Như đã ký kết trong Hiệp định Paris, các nước đồng ý đều hướng tới một mục tiêu duy nhất: giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng thêm 2 độ C nữa.

Đăng ngày: 29/01/2018
Động đất, núi lửa liên tiếp, chuyện gì xảy ra ở

Động đất, núi lửa liên tiếp, chuyện gì xảy ra ở "Vành đai lửa"?

Theo đài BBC, tuần qua hàng chục ngàn người đã bị đảo lộn cuộc sống vì các sự cố thiên tai như động đất, núi lửa, lở tuyết xảy ra tại các khu vực dọc theo Vành đai lửa ở Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 26/01/2018
Tuyết tan nơi U23 Việt Nam đá chung kết châu Á

Tuyết tan nơi U23 Việt Nam đá chung kết châu Á

Sáng nay (26/1), tuyết đã ngừng rơi và tan dần tại thành phố Thường Châu, Giang Tô (Trung Quốc), nơi diễn ra trận chung kết giữa U23 Việt Nam với U23 Uzbekistan vào ngày 27/1.

Đăng ngày: 26/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News