Sa mạc Atacama - Hoả tinh trên trái đất

Khô cằn và vắng bóng vi khuẩn, đất đai tại sa mạc Atacama (Chile), một trong những sa mạc cổ xưa nhất, khô cằn nhất thế giới, rất giống với lớp đất đỏ đầy sỏi đá trên Hỏa tinh. Phát hiện này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc thử nghiệm trên Hỏa tinh do tàu không gian Viking thực hiện vào những năm 1970. Và chúng ta lại có thể tiếp tục hy vọng vào công cuộc chinh phục hành tinh đỏ.

Năm 1976, cả thế giới xôn xao khi tàu không gian Viking do robot điều khiển lần đầu tiên hạ cánh xuống Hoả tinh. Kết quả thử nghiệm sinh học do Viking tiến hành cho thấy, có những dấu hiệu lạ trong hoạt động của lớp đất trên hành tinh đỏ - giống như vi khuẩn thải khí gas. Điều này khiến cho giới khoa học dấy lên hy vọng tìm được sự sống trên Hỏa tinh.

Trước khi công bố rộng rãi về tin tìm thấy sự sống ngoài trái đất, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành thêm nhiều thử nghiệm nhằm tìm kiếm bằng chứng về chất hữu cơ tại hành tinh đỏ. Tuy nhiên, tàu Viking đã không thể tìm thấy carbon, chất cơ bản để tạo nên sự sống. Vì vậy, họ đành phải tuyên bố rằng Hoả tinh là một hành tinh chết. Nhưng nhiều người không chấp nhận kết quả này, và lên tiếng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu.

Và giờ đây, công việc nghiên cứu đã được tiếp tục, nhưng không phải trên Hoả tinh mà là tại sa mạc Atacama. Về một phương diện nào đó, tranh cãi quanh vụ tàu Viking đã dịu bớt. Tuy nhiên, những câu hỏi mới lại được đặt ra. Tiến sĩ Richard Quinn thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA cho biết: "Thông thường, mọi người cho rằng hoạt động của đất đai Hoả tinh mang tính hóa học chứ không mang tính sinh học. Chúng tôi đã xác định được một địa điểm trên trái đất có quá trình hóa học tương tự như trên Hoả tinh: kiềm chế sự sống".

Đất đai tại trung tâm sa mạc Atacama cực kỳ khô ráo. Nơi khô nhất giống hệt như khu vực mà tàu Viking tiến hành khảo sát trên Hoả tinh. Ít nước và nhiều nắng, môi trường nơi đây tạo thành một chu kỳ hoá học làm phân rã chất hữu cơ và kiềm chế sự sống. Khi thực hiện lại thử nghiệm của tàu Viking đối với đất của sa mạc Atacama, các nhà khoa học nhận được kết quả tương tự như với đất Hoả tinh.

Tuy nhiên, họ đã tìm thấy dấu vết của chất hữu cơ, mặc dù ở mức thấp hơn nhiều so với những gì Viking tìm thấy trên Hoả tinh. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, chất hữu cơ luôn luôn hiện diện, chỉ có điều ở mức quá thấp nên rất khó phát hiện. Tiến sĩ Quinn nói: "Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa xác định được là có phải Viking không thể phát hiện ra hợp chất hữu cơ trên Hoả tinh hay không. Công trình của chúng tôi cho thấy, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm thêm trên Hoả tinh để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này".

Đất đai tại sa mạc Atacama cực kỳ thích hợp cho việc thử nghiệm các thiết bị nghiên cứu sẽ được sử dụng trên Hoả tinh. Hiện nay, hai thiết bị mới đang được chế tạo, bao gồm thiết bị nghiên cứu quá trình hóa học và thiết bị phát hiện hợp chất hữu cơ trên Hoả tinh. Tiến sĩ Quinn nói thêm: "Chúng tôi hy vọng có thể sử dụng các thiết bị này để tìm kiếm sự sống tại hành tinh đỏ".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News