Sa mạc muối lớn nhất hành tinh chứa 10,2 triệu tấn lithium

Sa mạc Salar de Uyuni nổi tiếng với nước bề mặt giống tấm gương phản chiếu khổng lồ và vỏ muối có hoa văn hình lục giác, bên dưới là hơn 10 triệu tấn lithium trị giá cao.

Salar de Uyuni là sa mạc muối lớn nhất trên Trái Đất, trải rộng 10.400km2 trên cao nguyên Andes. Sa mạc có độ cao trung bình 3.660m phía trên mực nước biển, nhưng không phải luôn như vậy. Cách đây khoảng 5 triệu năm, khu vực nơi dãy núi Andes tồn tại ngày nay nằm ở vùng thấp và khí hậu trở nên khô cằn, theo Sarah McKnight, trợ lý giáo sư địa chất thủy văn ở Đại học Dayton tại Ohio.

Sa
Salar de Uyuni ở Bolivia là cánh đồng muối lớn nhất hành tinh. (Ảnh: Helen Filatova).

Theo thời gian, nhiệt độ cực hạn và lượng mưa khan hiếm khiến những hồ tiền sử trong vùng bốc hơi, để lại lớp cặn chứa trầm tích và muối. Các quá trình kiến tạo và hoạt động núi lửa sau đó dồn lớp cặn đó lên cao dần thành cao nguyên, tạo thành địa hình như ngày nay. So với cánh đồng muối khác như Salar de Atacama ở Chile, có vỏ muối dày hơn 1.000m ở một số nơi, Salar de Uyuni khá mỏng, với lớp vỏ chỉ dày 3 - 10m.

Lượng muối tích tụ trên cánh đồng muối phụ thuộc vào địa chất khu vực và mảng kiến tạo bên dưới Salar de Uyuni hoạt động ít hơn nhiều so với dưới Salar de Atacama. Vỏ muối của Salar de Uyuni bao phủ một lớp nước cực mặn gọi là nước muối cô đặc. Nhưng nước cũng nằm bên trên vỏ ở một số nơi do quá trình mang tên nước trồi.

"Cánh đồng muối được bao quanh bởi những ngọn núi phủ tuyết trắng và núi lửa cung cấp nước băng tan tới rìa vỏ muối. Nước ngọt thấm xuống dưới lớp vỏ nhưng lập tức tách khỏi nước muối cô đặc do chênh lệch độ mặn. Do nước ngọt không đặc bằng nước muối, nó nổi lên bên trên lớp nước mặn", McKnight giải thích.

Nước trồi xảy ra khi nước ngọt dồn lên qua lớp vỏ và tràn khắp bề mặt, tạo thành hồ nước trên cánh đồng muối. Salar de Uyuni có 6 - 8 hồ như vậy, giữ vai trò quan trọng đối với động vật sống trên sa mạc. Kích thước hồ thay đổi tùy theo từng mùa và hạn hán.

Nước ngọt chảy xuống từ những đỉnh núi xung quanh là lý do Salar de Uyuni là một trong những nguồn dự trữ lithium lớn nhất trên Trái Đất. Hoạt động thủy nhiệt và núi lửa trên dãy Andes có nghĩa những ngọn núi rất giàu khoáng chất, bao gồm lithium, và nước cuốn theo chúng khi chảy qua đất đá. Cánh đồng muối nằm ở vùng núi có biệt danh "tam giác lithium". bao gồm các khu vực ở Bolivia, Argentina và Chile, chứa 75% lượng lithium trên thế giới, theo Harvard International Review.

Salar de Uyuni nhiều khả năng chứa 10,2 triệu tấn lithium, tương đương khoảng 38% nguồn cung cấp lithium đã biết trên thế giới, theo một nghiên cứu năm 2012. Cục Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính cánh đồng muối chứa khoảng 1/4 nguồn cung cấp lithium trên thế giới. Dù các công ty thăm dò tài nguyên rất quan tâm tới Salar de Uyuni, lithium phân tán quá rộng dọc cánh đồng muối đến mức hiện tại họ không có sẵn công nghệ để khai thác một cách kinh tế.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thịt

Thịt "ngủ đông" vẫn tươi ngon sau 15 năm có giá đắt đỏ

Polmard, một trang trại nhỏ ở Saint Mihiel, Pháp, sản xuất loại thịt “có một không hai” trên thế giới bằng quy trình “ngủ đông”.

Đăng ngày: 11/08/2024
Kẹo cao su có thực sự tăng hiệu suất thi đấu của các vận động viên thể thao?

Kẹo cao su có thực sự tăng hiệu suất thi đấu của các vận động viên thể thao?

Bạn đã bao giờ để ý thấy các vận động viên nhai kẹo cao su trong suốt trận đấu của họ chưa? Đó chỉ là một thói quen hay kẹo cao su đóng một vai trò gì?

Đăng ngày: 10/08/2024
Công nghệ năng lượng hợp hạch sắp đột phá nhờ sốt mayonnaise?

Công nghệ năng lượng hợp hạch sắp đột phá nhờ sốt mayonnaise?

Công nghệ hợp hạch hạt nhân có thể đạt được bước đột phá nhờ một thứ không ai ngờ tới: sốt mayonnaise.

Đăng ngày: 10/08/2024
Mũi khoan sâu nhất vào lớp phủ Trái đất

Mũi khoan sâu nhất vào lớp phủ Trái đất

Các nhà nghiên cứu khoan mẫu vật đá sâu nhất từ lớp phủ của Trái Đất với mũi khoan xuyên qua 1,2km ở sống núi giữa Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 10/08/2024

"Vòng xoáy tử thần" khiến máy bay Brazil gặp nạn

Một chuyên gia hàng không hé lộ nguyên nhân nhiều khả năng khiến máy bay chở khách của Brazil rơi vào " vòng xoáy tử thần", dẫn tới tai nạn khiến 61 người thiệt mạng.

Đăng ngày: 10/08/2024
Phát hiện loài nấm ăn nhựa giúp giảm ô nhiễm đại dương

Phát hiện loài nấm ăn nhựa giúp giảm ô nhiễm đại dương

Ngày 8/8, các nhà khoa học ở Đức cho biết đã xác định được loài nấm ăn nhựa, mang lại tia hy vọng trong việc giải quyết hàng triệu tấn rác thải gây ô nhiễm các đại dương trên thế giới mỗi năm.

Đăng ngày: 10/08/2024
Công nghệ vệ tinh được đưa vào trang phục bơi Olympic 2024 thế nào?

Công nghệ vệ tinh được đưa vào trang phục bơi Olympic 2024 thế nào?

Bộ đồ bơi của các vận động viên tham dự Thế vận hội Paris sử dụng tấm chống thấm tương tự như công nghệ trên vệ tinh.

Đăng ngày: 09/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News