Sai lầm khi trồng nhiều cây và hoa trong phòng
Nhiều loại cây trồng trong phòng kín không tốt cho hệ hô hấp, có thể dẫn đến dị ứng.
Theo Health, bày một bình hoa tươi hoặc một chậu cảnh thích hợp trong phòng ở làm đẹp không gian, làm sạch không khí, đem lại cảm giác thư thái, lạc quan, có lợi cho sức khỏe và gia tăng tuổi thọ. Theo cơ chế thông thường, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, hoa cỏ hấp thụ cacbon dioxit và thải ra oxy làm tăng lượng anion oxy vốn được coi là ''vitamin không khí'' cần thiết cho cơ thể con người.
Muốn trồng trong nhà thì buổi tối nên đem cây ra ngoài ban công.
Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo không nên trồng quá nhiều hoa cảnh trong nhà, đặc biệt là phòng có không gian kín. Nghiên cứu cho thấy nhiều loại cây trồng trong phòng kín không tốt cho hệ hô hấp, thậm chí dẫn đến dị ứng. Ban đêm cây thải một lượng lớn khí cacbonnic rất có hại khi người hít phải.
Có người chỉ cần ngồi trong phòng với 2-3 chậu hoa trong vòng 10 phút thì bị cay mắt và chảy nước mũi do dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng có thể do những chất sinh ra từ hoa, quả, nhựa sung. Chất gây dị ứng phát tán trong không khí khiến chứng viêm mũi và viêm giác mạc cùng xuất hiện. Do vậy bác sĩ khuyên những người dễ bị dị ứng với cây xanh hoặc phấn hoa nên tránh sờ vào cây, nhất là lúc nó đâm chồi.
Dị ứng lâu ngày có thể làm khởi phát cơn hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng dai dẳng. Các chất gây dị ứng rất dễ phát tán. Muốn loại bỏ chúng thì phải quét dọn, lau nhà thật kỹ. Ngoài cây sung, cây chanh cũng có thể gây viêm mũi và hen. Cây xương rồng, hướng dương và cây có quả gây dị ứng.
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên trồng cây ở những không gian thoáng như vườn, đường đi, mảnh đất trống rộng. Muốn trồng trong nhà thì buổi tối nên đem cây ra ngoài ban công. Trường hợp có trồng cây cảnh trong nhà và thỉnh thoảng cảm thấy cay mắt, chảy nước mũi, nổi mề đay một cách vô cớ thì hãy nghĩ đến chứng dị ứng do cây cảnh. Đặc biệt người có tiền sử dị ứng do tiếp xúc với phấn hoa nếu trồng cây và hoa trong phòng có nguy cơ làm cho tình trạng dị ứng kéo dài và nặng hơn.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.
