Sai lầm nhiều người mắc khi luộc hay nướng gà

Khi nồi nước luộc đã sôi, bạn cần chỉnh nhỏ lửa để gà có thể chín đều cả bên trong lẫn bên ngoài.

Những lỗi thường gặp khi luộc gà hoặc nướng gà

Nếu bạn không thể tìm ra lý do tại sao món gà làm ra không ngon như bạn mong muốn thì rất có thể bạn đã nêm gia vị không đúng, hoặc đã chọn sai dụng cụ đun nấu, thậm chí sai lầm có thể xảy ra ngay từ khi rã đông...

1. Rã đông gà ở nhiệt độ phòng

Bỏ gà ra khỏi ngăn đá và đặt lên quầy bếp không phải là cách rã đông phù hợp. Rã đông theo cách này rất nguy hiểm bởi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn bao gồm E. coli và salmonella phát triển. Cách tốt nhất là cho gà vào một túi nylon khóa kín và đặt vào chậu nước lạnh.

2. Không dùng đủ muối

Tất nhiên, bạn có thể cho mắm muối vào cuối quá trình nấu nướng, tuy nhiên lúc đó, gia vị sẽ không ngấm vào gà nhiều khiến món ăn nhạt nhẽo. Khi luộc gà, bạn có thể cho một nhúm muối vào nồi nước ngay từ đầu để gà thêm đậm đà và thơm hơn. Đặc biệt, nếu nướng gà, bạn nên ướp một chút muối ngoài da.


Cần chờ gà nguội trước khi chặt nhỏ.

3. Không thêm các gia vị khác

Muối và hạt tiêu không phải là những gia vị duy nhất bạn có thể nêm vào thịt gà. Khi luộc gà, ngoài muối, nhiều người còn cho thêm một củ gừng và một củ hành nướng (cả hai đều được giã đập dập) để gà thơm và ngọt hơn. Nếu nướng hay rang gà, bạn có thể chà bơ và chanh vào gà, khiến gà có một hương vị rất thú vị.

4. Nấu ngay vì khi vừa lấy gà từ tủ lạnh ra

Cho gà trực tiếp từ tủ lạnh lên bếp có thể khiến gà chín không đều. Nếu gà không đóng đá quá già, bạn có thể để nó ở nhiệt độ phòng khoảng 15 phút trước khi chế biến sẽ khiến các miếng gà chín đều hơn.

5. Để lửa quá to

Dù bạn luộc gà thả vườn hay gà công nghiệp thì khi nồi nước luộc đã sôi, bạn cũng nên chỉnh nhỏ lửa để gà có thể chín đều cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu để lửa to, khi bên ngoài đã chín thì bên trong vẫn còn sống, thậm chí lửa to dễ làm da gà rách ra, trông không còn đẹp mắt.

Khi nướng hay rang, chúng ta cũng thường chặt miếng gà khá dày, vì thế bạn cũng không nên để lửa quá to kẻo miếng thịt ngoài cháy mà trong không chín.

6. Để gà tiếp xúc trực tiếp với lửa

Một cách làm dễ khiến gà chín không đều, ngoài cháy mà trong vẫn còn sống khi làm món nướng là để tiếp xúc trực tiếp với lửa. Tốt hơn, khi nướng, hoặc là dùng một vỉ nướng kín đặt gà lên trên, hoặc treo nó lên cao để ngọn lửa từ bếp than bốc lên không chạm vào.

7. Chọn xoong chảo không phù hợp

Bạn cho quá nhiều gà vào chảo hay nói cách khác bạn dùng xoong, chảo quá nhỏ đều khiến món ăn không được như ý. Để luộc ngon, bạn cần đảm bảo con gà được ngập trong nước. Làm các món rang, xào... bạn cũng không nên cho quá nhiều gà vào xoong, chảo, điều này sẽ khiến hơi nóng ở dưới không thể tỏa lên trên khiến những miếng gà ở trên khó chín, các miếng gà không có được vỏ ngoài đẹp mắt.

8. Đảo gà trong chảo quá thường xuyên

Nếu bạn làm món gà rang hay nướng, gà sẽ khó có được lớp vỏ bên ngoài giòn khi bạn đảo quá thường xuyên. Bạn nên kiên nhẫn, chờ đến khi gà dậy mùi và đã ngả vàng hãy lật.

9. Không cho gà đủ thời gian nghỉ ngơi

Ngay khi vừa vớt gà luộc ra khỏi nồi nước hay gà nướng ra khỏi lò, bạn đã chặt sẽ dễ làm vỡ và các nước ngọt trong gà (đặc biệt với món nướng) chảy hết ra ngoài làm món ăn bị khô. Nếu đó là những miếng gà đã chặt, bạn cũng nên chờ 5 phút trước khi cắt nhỏ tiếp. Còn đó là nguyên con, đôi khi bạn phải chờ từ 10 đến 30 phút mới chặt nhỏ, tùy thuộc vào độ to nhỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News