Sân bay Nhật Bản an toàn về nồng độ phóng xạ
Theo thông cáo báo chí phát đi từ Chính phủ Nhật Bản, hiện chưa có sân bay nào của quốc gia này có nồng độ phóng xạ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Chính phủ đã lập web cập nhật nồng độ phóng xạ cũng như thông tin chính xác về tình hình đi lại bằng đường hàng không tại Nhật Bản.
Sau thảm họa động đất và sóng thần xảy ra tại Nhật Bản hôm 11/3 qua, sự cố của nhà máy điện nguyên tử đã và đang khiến cho cả thế giới quan tâm về sự ảnh hưởng của phóng xạ rò rỉ từ các lò phản ứng, cụ thể là ngày vận tải hàng không.
![]() Biểu đồ cập nhật nồng độ phóng xạ tại các sân bay ở Nhật Bản. |
Do đó, Chính phủ Nhật Bản, Bộ Đất đai-Hạ tầng-Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) đã cho ra mắt website cập nhật nồng độ phóng xạ ở các sân bay, đồng thời thông tin chính xác về tình hình đi lại bằng đường hàng không tại Nhật Bản.
Hiện nay, ngoại trừ sân bay Sendai vẫn đóng cửa do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa, toàn bộ các sân bay tại Nhật Bản, bao gồm bốn sân bay chính: Narita, Haneda (tại thành phố Tokyo), Kansai (tại thành phố Osaka) và Nagoya (tại thành phố Nagoya) đều hoạt động bình thường. Theo thông tin cập nhật trên trang web đó, tính đến 13h ngày 5/4, chưa có sân bay nào ở Nhật Bản có nồng độ phóng xạ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Tất cả các sân bay tại quốc gia này vẫn đang đáp ứng tốt các yêu cầu cất, hạ cánh của tất cả các loại máy bay. Trên cơ sở đó, Tổ chức quốc tế uy tín như Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế (ICAO), Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA) và Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tuyên bố rằng, hiện tại chưa cần áp dụng bất kỳ hạn chế đi lại nào đến Nhật Bản.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
