San hô là thực vật hay động vật?
San hô là danh từ Hán Việt chỉ một lớp động vật không xương sống tên khoa học là Anthozoa, người Nhật gọi là Hoa Trùng, Pháp gọi là Anthozoaires, Anh gọi là Corals hay Sea anemones, Đức gọi là Blumentiere.
San hô tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
San hô là động vật bậc thấp.
Các nhà khoa học thống kê có khoảng 1.200 đến 1.300 loài san hô trên toàn thế giới. Một nửa số loài này là nằm trong các rạn san hô. Các vành đai san hô mà chúng ta thấy là kết quả của khoảng 18.000 năm đến 20.000 năm xây dựng.
San hô Việt Nam có tính đa dạng về thành phần loài thuộc diện cao nhất thế giới. Các nhà khoa học đã điều tra thấy Việt Nam có khoảng 1.222km2 rạn san hô, phân bố suốt từ ven biển từ Bắc tới Nam. Nhiều nhất ở miền Trung và miền Nam. Đã xác định được khoảng 400 loài. Tại Việt Nam có tới 90% các loài san hô cứng của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Các loài san hô sinh trưởng trong vùng biển nông, nước ấm, có dòng chảy nhanh, nhiệt độ cao và trong sạch. Phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng và những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ nên tạo thành một quần thể liên kết có dạng hình nhánh cây khiến nhiều người cứ nghĩ san hô là thực vật.
Tuy nhiên, thực tế san hô là một loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang, có hai lá phổi, thường dùng xúc tu quanh miệng dùng để bắt mồi. Điều đặc biệt là 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Đồng thời hoạt động này cũng góp phần cung cấp oxy cho môi trường. Vậy nên ở khía cạnh này một số người cũng hiểu lầm san hô là một loài thực vật tự dưỡng quang hợp.