Săn tìm thiên thạch nặng 150 gram lao xuống Pháp
Các nhà thiên văn đang kêu gọi tìm kiếm thiên thạch bởi nó chứa nhiều thông tin khoa học giá trị, nhưng do kích thước nhỏ nên khó như "mò kim đáy biển".
Các thiên thạch rơi xuống Trái đất chứa đựng thông tin khoa học quý giá. (Ảnh: Peter Komka/EPA).
Thiên thạch nặng khoảng 150 gram rơi xuống miền tây nam nước Pháp. Các camera của Mạng lưới Quan sát Liên hành tinh và Thu hồi Thiên thạch (FRIPON) ghi hình thiên thạch này lao qua khí quyển, đáp xuống Aiguillon, cách Bordeaux khoảng 100 km, lúc 22h43 hôm 27/2 (giờ địa phương).
FRIPON là hệ thống gồm 100 camera với mục tiêu phát hiện và thu thập khoảng 10 thiên thạch rơi xuống Pháp mỗi năm. "Thiên thạch là tàn dư từ thời sơ khai của Hệ Mặt trời, có ưu điểm là chưa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường", Mickael Wilmart, chuyên gia tại hiệp hội giáo dục thiên văn A Ciel Ouvert - tổ chức vận hành đài quan sát Mauraux, cho biết.
"Một thiên thạch tươi mới như vậy, chỉ rơi xuống cách đây vài ngày, vẫn chưa bị thay đổi bởi môi trường Trái đất. Do đó, nó chứa đựng những thông tin vô cùng quý giá với giới khoa học", Wilmart giải thích. Các nhà khoa học đang triển khai tìm kiếm, đồng thời kêu gọi giúp đỡ trên mạng xã hội và dán poster thông tin ở những nơi thiên thạch nhiều khả năng rơi trúng nhất.
Tuy nhiên, Wilmart cũng thừa nhận cơ hội tìm thấy thiên thạch rất mong manh. "Chuyện này gần như mò kim đáy biển. Chúng tôi thực sự trông chờ vào việc mọi người tìm kiếm trong vườn nhà hoặc ven đường và có thể tình cờ trông thấy hòn đá mà chúng tôi vô cùng mong muốn", ông nói.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
