Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang

Thay vì chôn lấp, công nghệ sản xuất cát nhân tạo do TS Nguyễn Ngọc Trực nghiên cứu có thể tận dụng xỉ gang sản xuất cát dùng để xây dựng.

Sau gần 3 năm nghiên cứu, TS Nguyễn Ngọc Trực, Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ và Hỗ trợ đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và cộng sự đã phát triển thành công dự án sản xuất cát nhân tạo từ xỉ lò cao nhà máy luyện gang. Mô hình đã bước đầu thành công và thương mại hóa sản phẩm.

Để thực hiện, nhóm nghiên cứu đã xác định 3 hạn chế của xỉ lò cao là khả năng kết dính kém, tính pH và độ góc cạnh cao. Những hạn chế này được khắc phục bằng các sáng kiến công nghệ, trong đó thay thế một phần đặc tính vốn có của xỉ lò cao, hạn chế giãn nở và giảm góc cạnh. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện quy trình dưỡng ẩm bao gồm giảm độ pH trong xỉ lò cao, sử dụng thêm thành phần phụ gia, giảm thiểu nước trộn và tăng độ kết dính để sản xuất cát nhân tạo.

Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang
Xỉ lò cao. (Ảnh: NX).

Đặc biệt, công nghệ được thiết kế không phát thải khí CO2 và các chất độc hại khác ra môi trường mà còn có thể hút lượng CO2 trong không khí, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. "Chúng tôi đã nghiên cứu loại máy nén để hấp thụ khí CO2 trong không khí, sau đó đưa CO2 vào dung dịch Axit Carbonic (H2CO3) để trung hòa độ pH trong xỉ lò", TS Trực cho biết. Nhờ các kết hợp trong công nghệ này đã giúp thành phẩm cát nhân tạo từ xỉ lò cao có chất lượng và đặc tính có thể thay thế cát tự nhiên trong xây dựng.

Hiện nhóm nghiên cứu bắt đầu phát triển mô hình tại Tuyên Quang, sản xuất cát nhân tạo đưa ra thị trường, đầu tháng 9 đi vào hoạt động. TS Trực mong muốn bước đầu có thể đưa sản phẩm cát nhân tạo vào thị trường nông thôn với giá thành hợp lý. "Tôi sẵn sàng hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu muốn ứng dụng mô hình này", ông Trực nói.

Sản xuất cát nhân tạo từ xỉ thải nhà máy luyện gang
TS Nguyễn Ngọc Trực nhận giải thưởng cho mô hình sản xuất cát nhân tạo. (Ảnh: NX).

Hiện nay, hơn 300 doanh nghiệp sản xuất gang thép (chiếm 30% sản lượng) trên cả nước chưa có hệ thống xử lý xỉ lò cao. Xỉ lò chỉ được chôn và lưu giữ dưới lòng đất nên thải ra lượng CO2 không nhỏ, tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người.

Số liệu của Vụ Vật liệu Xây dựng năm 2018, Bộ Xây dựng, mỗi năm nhu cầu cát xây dựng cần khoảng 120 triệu m3, trong khi lượng cát khai thác được là 28.985 trệu m3/năm (chỉ đáp ứng được 24,2%). Tình hình này càng làm gia tăng nạn khai thác cát trái phép, ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên, đe dọa an toàn đê điều và sinh kế người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu thành công cát nhân tạo từ xỉ lò cao thay thế cát tự nhiên không chỉ giải quyết được bài toán khan hiếm cát mà còn góp phần tái sử dụng chế thải công nghiệp đồng thời có thể thương mại hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tại cuộc thi "Chứng minh ý tưởng lần thứ 3: Phụ nữ và nền kinh tế xanh" do Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) tổ chức vào tháng 6, mô hình của TS Nguyễn Ngọc Trực và cộng sự được Ngân hàng Thế giới, Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn trao giải "Tiềm năng- Nhóm có tiềm năng thị trường, hướng tới giải quyết thách thức Quốc gia".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ sư hóa xử lý bã cà phê làm nguyên liệu sản xuất giày

Kỹ sư hóa xử lý bã cà phê làm nguyên liệu sản xuất giày

Mỗi đôi giày được làm từ 3 ly bã cà phê và 12 chiếc ly nhựa, có khả năng chống thấm nước, khử mùi và chặn tia UV.

Đăng ngày: 24/08/2019
Nhà khoa học dùng sóng siêu âm phá kết tinh, giúp mật ong đạt chuẩn xuất khẩu

Nhà khoa học dùng sóng siêu âm phá kết tinh, giúp mật ong đạt chuẩn xuất khẩu

Công nghệ này sử dụng sóng siêu âm ở tần số thấp (khoảng 27kHz) nhằm "tiêu diệt" triệt để mầm kết tinh mật và có thể diệt bào tử nấm men trong mật ong.

Đăng ngày: 22/08/2019
Phát hiện hợp chất diệt cỏ từ nấm mạnh gấp 6 lần Glyphosate

Phát hiện hợp chất diệt cỏ từ nấm mạnh gấp 6 lần Glyphosate

Chất Cordycepin tìm thấy trong nấm đông trùng hạ thảo có thể thay thế loại phổ biến Glyphosate thuộc danh sách cấm tại Việt Nam từ ngày 10/4/2019.

Đăng ngày: 12/08/2019
Từ bột rau câu, nữ sinh tạo túi “nilon” có thể tan trong nước

Từ bột rau câu, nữ sinh tạo túi “nilon” có thể tan trong nước

Túi đựng được làm từ những nguyên liệu "ăn được", sau khi sử dụng có thể tự phân hủy nên hoàn toàn thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe người dùng.

Đăng ngày: 10/08/2019
Người Hà Nội ngỡ ngàng khi chuyên gia Nhật Bản tắm trên sông Tô Lịch

Người Hà Nội ngỡ ngàng khi chuyên gia Nhật Bản tắm trên sông Tô Lịch

Chuyên gia Nhật Bản khiến hàng trăm người phải ngỡ ngàng khi bơi lội giữa dòng nước, gội đầu, rửa mặt ngay trên sông Tô Lịch (Hà Nội).

Đăng ngày: 09/08/2019
Sinh viên chế tạo hệ thống sấy hồng ngoại thông minh

Sinh viên chế tạo hệ thống sấy hồng ngoại thông minh

Nhóm sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM chế tạo thành công hệ thống sấy hồng ngoại thông minh dùng để sấy hàng nông sản, ứng dụng vào sản xuất tại các nhà máy, doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Đăng ngày: 06/08/2019
Xe lắc chạy bằng năng lượng mặt trời cho người khuyết tật

Xe lắc chạy bằng năng lượng mặt trời cho người khuyết tật

Chiếc xe lắc được cải tiến và lắp thêm động cơ điện chạy bằng năng lượng mặt trời, cho phép người lái tăng ga khi lên dốc, không tốn nhiều sức như khi đi xe thông thường.

Đăng ngày: 26/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News