Sản xuất thịt nhân tạo bằng từ trường, các nhà khoa học Singapore đạt được đột phá ấn tượng

Kỹ thuật mới của các nhà khoa học giúp cung cấp một giải pháp "xanh" hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn để chứng minh các lựa chọn thay thế thịt động vật.

Nhiều năm gần đây, các dự án sản xuất thịt nhân tạo được thúc đẩy nhằm giảm sự phụ thuộc của con người vào các sản phẩm động vật. Điều này giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí hơn. Sản phẩm được tạo ra cũng đảm bảo hơn về mặt vệ sinh và an toàn thực phẩm

Vào đầu tuần này (ngày 26/9), các nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã công bố một phương pháp mới trong việc nuôi thịt nhân tạo bằng cách gắn các tế bào động vật với nam châm, giúp tăng hiệu quả đáng kể cho các phương pháp nuôi thịt nhân tạo đã có từ trước.

Phát minh cải thiện cho các phương pháp cũ

Phương pháp sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm ngày nay vẫn ít nhiều đòi hỏi việc sử dụng các sản phẩm động vật khác. Ví dụ, một số phương pháp sản xuất thịt dựa trên tế bào hiện nay vẫn cần phải dùng tới huyết thanh động vật để giúp phát triển và sinh sôi thịt. Điều này phần nào đã làm mất đi lý tưởng ban đầu của việc nuôi thịt nhân tạo

Tệ hơn nữa về tính đạo đức, dạng huyết thanh này thường bao gồm huyết thanh bò thai, là một hỗn hợp được thu hoạch từ máu của bào thai được lấy ra từ những con bò cái mang thai được giết mổ trong ngành công nghiệp sữa hoặc thịt.

Sản xuất thịt nhân tạo bằng từ trường, các nhà khoa học Singapore đạt được đột phá ấn tượng
Thịt nhân tạo được chế tạo từ huyết thanh.

Các phương pháp khác để thúc đẩy sự phát triển của tế bào là sử dụng thuốc hoặc kỹ thuật di truyền, những phương pháp này cũng phức tạp không kém và có thể tạo ra loại sản phẩm không tốt cho sức khỏe con người. Sự phức tạp này làm tăng chi phí và hạn chế quy mô sản xuất, ảnh hưởng đến khả năng thương mại hóa của loại thịt nhân tạo được sản xuất dựa trên tế bào.

Để vượt qua thách thức này, nhóm nghiên cứu tới từ NUS đã hình thành một phương pháp độc đáo sử dụng xung từ tính để kích thích sự phát triển của thịt dựa trên tế bào, do đó nuôi cấy các tế bào gốc nguyên sinh, được thu thập trong mô cơ xương và tủy xương.

Trong 10 phút tiếp xúc với từ trường, các tế bào gốc đã giải phóng vô số phân tử có đặc tính tái tạo, trao đổi chất, chống viêm và tăng cường miễn dịch. Những phân tử này cần thiết cho sự tăng trưởng, tồn tại và phát triển của các tế bào thành mô.

Một phương pháp thu hoạch thịt an toàn và tiện lợi

Nhóm nghiên cứu từ NUS cho biết việc thu hoạch thịt từ phương pháp mới này sẽ diễn ra hoàn toàn trong phòng thí nghiệm theo một cách an toàn, thuận tiện và với mức chi phí thấp.

Bằng cách này, các tế bào gốc nguyên sinh sẽ hoạt động như một lò phản ứng sinh học bền vững và an toàn để tạo ra các túi tiết giàu chất dinh dưỡng cho việc phát triển thịt quy mô lớn. Kết quả này tạo thuận lợi cho việc thương mại hóa các loại thịt nhân tạo trên thị trường.

Sản xuất thịt nhân tạo bằng từ trường, các nhà khoa học Singapore đạt được đột phá ấn tượng
Các tế bào thịt đang được tiếp xúc với từ trường.

Thông thường, các cơ bắp đã tự biết cách để tạo ra những gì cần thiết để giúp chúng tăng trưởng và phát triển. Cơ bắp chỉ đơn giản là cần thêm một yếu tố "động viên" từ bên ngoài và chính luồng từ trường đã thực hiện điều này.

Ngoài ra, sáng chế mới cũng có thể được ứng dụng trong y học tái tạo. Nhóm nghiên cứu từ NUS đã sử dụng các protein tiết ra để điều trị các tế bào không khỏe mạnh với kết quả đầy hứa hẹn. Họ phát hiện ra rằng những protein này đã giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển của các tế bào bị suy yếu của con người. Phát minh đã cho thấy tiềm năng của kỹ thuật mới trong việc giúp chữa trị các tế bào bị thương và tăng tốc độ phục hồi của bệnh nhân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mỹ cảnh báo loại virus có thể gây liệt ở trẻ em

Mỹ cảnh báo loại virus có thể gây liệt ở trẻ em

Enterovirus D68 là loại virus lây lan qua đường hô hấp, có thể gây biến chứng viêm tủy cấp với triệu chứng giống bệnh bại liệt.

Đăng ngày: 30/09/2022
Kỹ thuật nuôi ong lấy mật

Kỹ thuật nuôi ong lấy mật "kiểu Darwin" giúp ong sống sót và sinh sản nhiều hơn

Kỹ thuật nuôi ong này áp dụng thuyết tiến hóa do chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin, và các biến đổi giúp ong thích nghi tốt hơn với môi trường, sống sót và sinh sản nhiều hơn.

Đăng ngày: 28/09/2022

"Thần dược chăn gối" hồi sinh sau 2.000 năm tuyệt chủng, tác dụng ngạc nhiên

Một loại thực vật đã tuyệt chủng, được cổ văn Ai Cập, Hy Lạp và La Mã mô tả là thần dược giúp tăng cường khả năng chăn gối và chữa bách bệnh, bất ngờ hồi sinh dưới chân một ngọn núi lửa.

Đăng ngày: 26/09/2022
Phát hiện virus mới giống SARS-CoV-2 ở dơi Nga, kháng vaccine

Phát hiện virus mới giống SARS-CoV-2 ở dơi Nga, kháng vaccine

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại virus mới tên là Khosta-2, mang nhiều đặc tính giống SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 26/09/2022
Loài cây kỳ lạ chỉ có duy nhất một chiếc lá ở Việt Nam

Loài cây kỳ lạ chỉ có duy nhất một chiếc lá ở Việt Nam

Lan một lá có một hoặc hai hoa mọc ra từ một thân thẳng. Khi ra hoa, cây không có lá. Chỉ sau khi hoa nở hết, chiếc lá mới bắt đầu phát triển.

Đăng ngày: 24/09/2022
Bất ngờ với số lượng kiến trên Trái đất

Bất ngờ với số lượng kiến trên Trái đất

Qua quá trình tổng hợp và phân tích dữ liệu sâu rộng, nhóm nghiên cứu Đức ước tính số lượng kiến trên thế giới là khoảng 20 triệu tỷ con.

Đăng ngày: 23/09/2022
Cảnh báo sốc cho nhân loại về thực vật trên Trái đất

Cảnh báo sốc cho nhân loại về thực vật trên Trái đất

Các nhà khoa học cho biết thực vật trên Trái đất đang rơi vào tình trạng tuyệt chủng nhanh chưa từng thấy và trở thành mối lo ngại cho con người.

Đăng ngày: 21/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News