Trung Quốc có thể sản xuất thịt viên nhân tạo hàng loạt

Một nhóm nghiên cứu phát triển "nhà máy tế bào mới" giúp đẩy nhanh sự mở rộng của tế bào động vật nuôi cấy, cho phép sản xuất thịt nhân tạo ở quy mô công nghiệp.


Thịt viên nhân tạo từ hệ thống nuôi cấy mới có hàm lượng dinh dưỡng cao. (Ảnh: Corbis)

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Thanh Hoa và Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết họ phát triển một hệ thống nuôi cấy tế bào kín bằng gelatine 3D ăn được, đóng vai trò như khung giàn mở rộng cho tế bào. Sử dụng hệ thống này, họ nhận thấy sự mở rộng tế bào tăng gấp 20 lần trong 7 ngày, cao hơn nhiều so với mức tăng 10 lần trong những nghiên cứu trước đây. Nhóm tác giả nghiên cứu nuôi cấy tế bào cơ bắp và tế bào chất béo của lợn trước khi đặt chúng vào khuôn in 3D. Nhờ một enzyme hỗ trợ, họ có thể tạo ra miếng thịt viên lớn cỡ centimet.

Theo nhóm nghiên cứu, phương pháp sản xuất thịt nhân tạo như vậy cho phép tái tạo sinh học các sản phẩm từ thịt xay như thịt viên và xúc xích ở quy mô lớn, giúp đổi mới thực đơn thịt trong tương lai. Họ công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Biomaterials.

Các nhà nghiên cứu thậm chí so sánh giá trị dinh dưỡng của thịt nuôi cấy với shizitou, món thịt lợn viên truyền thống của Trung Quốc. Họ nhận thấy thịt viên nuôi cấy chứa khoảng 70% protein, 4% chất béo và 6% carbohydrate cùng với những khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi và sắt. Trong khi đó, shizitou chỉ chứa lượng protein bằng 1/5 và lượng chất béo bằng 1/3 so với thịt nuôi cấy, dù có lượng calo thấp hơn. Do đó, thịt viên nuôi cấy có thể trở thành giải pháp dinh dưỡng thay thế sản phẩm từ thịt lợn xay.

So với sản xuất thịt kiểu truyền thống, thịt nuôi cấy đòi hỏi ít tài nguyên và ít ảnh hưởng tới môi trường hơn. Một đánh giá chu kỳ vòng đời gần đây của CE Delft, tổ chức nghiên cứu và tư vấn ở Hà Lan, phát hiện thịt nuôi cấy sử dụng ít đất hơn thịt truyền thống và thải ra lượng carbon thấp hơn nhiều.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Nông nghiệp Nam Kinh tạo ra thịt lợn nuôi cấy đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2019. Một năm sau, họ tạo ra 50 g thịt nuôi cấy trong 20 ngày. Họ tổ chức một sự kiện ăn thử vào tháng 6/2020 và những người tham gia cho biết thịt nuôi cấy "có vị giống như thịt lợn thường", theo Science Daily.

"Chúng tôi cho rằng ngành công nghiệp thịt nuôi cấy sẽ phát triển nhanh chóng với sự đồng bộ hóa giữa công nghệ, luật pháp, sự chấp nhận của người tiêu dùng, mang lại các sản phẩm thịt ngon miệng, lành mạnh và bền vững hơn cho người tiêu dùng trong tương lai", Ding Shijie, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?

Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News