Sáng chế robot "cá bay" phục vụ nghiên cứu môi trường

Các kỹ sư tại trường Đại học Hoàng gia London (Anh) đã phát minh ra một robot "cá bay" cỡ nhỏ có thể sử dụng nước để tạo ra khí và tự phóng lên từ mặt nước..

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Robotics ngày 12/9, robot này có thể phóng từ mặt nước và bay 26 mét trong không khí. Robot có thể được ứng dụng để thu thập các mẫu nước trong môi trường nguy hiểm và bị cản trở, như trong trường hợp lũ lụt hoặc khi theo dõi ô nhiễm đại dương. 

Sáng chế robot cá bay phục vụ nghiên cứu môi trường
Robot "cá bay" cỡ nhỏ có thể sử dụng nước để tạo ra khí và tự phóng lên từ mặt nước. (Ảnh: newatlas.com).

Bộ phận chuyển động duy nhất của robot là một máy bơm nhỏ có thể lấy nước từ các môi trường như trong hồ hoặc đại dương. Bộ phận này chứa 0,2 gram bột canxi cacbua (calcium carbide) trong buồng đốt. Nước và bột sẽ kết hợp với nhau để tạo ra khí axetylen có thể cháy, và khí này khi được đốt cháy có thể đẩy nước thoát ra thành một tia đủ mạnh để đưa robot lướt lên khỏi mặt nước. 

Robot chỉ nặng 160 gram này có thể tạo ra một lực gấp 25 lần trọng lượng bản thân, do đó nó có thể vượt qua những cơn sóng cản trong điều kiện khắc nghiệt. Ngoài ra, robot này có thể nhảy nhiều lần sau khi đổ đầy hộp chứa nước, cho phép nó lấy mẫu nước tại nhiều điểm mà không cần nạp thêm năng lượng. 

Chuyên gia Raphael Zufferey thuộc trường Đại học Hoàng gia London cho biết: "Những loại robot năng lượng thấp, không có dây buộc này có thể thực sự hữu ích trong các môi trường cần tốn nhiều thời gian và tài nguyên để giám sát, trong đó bao gồm cả các khu vực sau thảm họa như lũ lụt hoặc sự cố hạt nhân". 

Hiện nhóm nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm robot trong một loạt nhiệm vụ như giám sát vùng biển xung quanh các rạn san hô và các nguồn năng lượng ngoài khơi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học MIT vô tình tạo ra vật liệu “đen nhất” từ ​​trước đến nay

Các nhà khoa học MIT vô tình tạo ra vật liệu “đen nhất” từ ​​trước đến nay

Vật liệu mới được phát hiện này có khả năng hấp thụ đến 99,995% ánh sáng.

Đăng ngày: 14/09/2019
Da nhân tạo đổi màu như tắc kè hoa

Da nhân tạo đổi màu như tắc kè hoa

Các nhà khoa học chế tạo thành công loại da thông minh có khả năng đổi màu theo nhiệt độ và ánh sáng.

Đăng ngày: 14/09/2019
Chiếc lá nhân tạo có khả năng biến ánh sáng mặt trời thành thuốc

Chiếc lá nhân tạo có khả năng biến ánh sáng mặt trời thành thuốc

Mặt Trời là nguồn năng lượng khổng lồ và gần như vô tận mà hiện nay chúng ta mới chỉ bắt đầu khai thác, trong khi các loài cây đã là những “chuyên gia” khai thác nguồn năng lượng miễn phí này từ khi chúng xuất hiện trên Trái Đất.

Đăng ngày: 13/09/2019
Chóng mặt xem thiết bị siêu thanh của Mỹ chạy với tốc độ gấp 8 lần âm thanh

Chóng mặt xem thiết bị siêu thanh của Mỹ chạy với tốc độ gấp 8 lần âm thanh

Không quân Mỹ vừa công bố video về màn thử nghiệm chiếc xe trượt siêu thanh mới nhất với vận tốc cực khủng.

Đăng ngày: 13/09/2019
Sinh viên chế “thẻ” tìm kiếm nạn nhân động đất

Sinh viên chế “thẻ” tìm kiếm nạn nhân động đất

Nhóm sinh viên tại Indonesia đã chế tạo thành công thiết bị sử dụng sóng siêu âm tần số cao, giúp tìm kiếm các nạn nhân động đất.

Đăng ngày: 12/09/2019
Canxi: Vật liệu phổ biến, an toàn và rẻ tiền có thể chấm dứt kỷ nguyên pin Li-ion

Canxi: Vật liệu phổ biến, an toàn và rẻ tiền có thể chấm dứt kỷ nguyên pin Li-ion

Các nhà khoa học đang hướng đến việc chế tạo ra những quả pin thế hệ mới với cực dương làm bằng canxi. Rõ ràng, canxi có trữ lượng phong phú hơn có thể giúp giảm giá thành pin. Pin canxi cũng an toàn, bền và ít độc hại hơn so với pin lithium. Ý tưởng là vậy, nhưng cho tới gần đây các nhà khoa học

Đăng ngày: 12/09/2019
Lò phản ứng biến khí thải nhà kính thành nhiên liệu

Lò phản ứng biến khí thải nhà kính thành nhiên liệu

Lò phản ứng điện phân được xây dựng tại Đại học Rice có thể tái chế CO2 tạo ra nhiên liệu lỏng tinh khiết sử dụng tạo điện năng.

Đăng ngày: 12/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News