Sao lùn trắng hồi sinh nhờ "ăn thịt" bạn đồng hành
Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Durham ở Anh đã sử dụng Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) của NASA để quan sát hiện tượng mà họ gọi là phi thường này.
Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (hấp thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao). Chúng có kích thước xấp xỉ Trái đất, nhưng khối lượng gần bằng Mặt trời.
Sao lùn trắng mà nhóm các nhà khoa học nghiên cứu nằm trong hệ sao lùn trắng nhị phân TW Pictoris, cách Trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng.
Khi sao lùn trắng "ăn", nó sẽ trở nên sáng hơn.
TW Pictoris bao gồm một sao lùn trắng nạp nhiên liệu từ đĩa bồi tụ được cung cấp nhiên liệu bởi hydro và heli từ ngôi sao đồng hành nhỏ hơn của nó. Khi sao lùn trắng "ăn", nó sẽ trở nên sáng hơn.
Từ TESS, các nhà khoa học nhận thấy sao lùn trắng giảm độ sáng trong khoảng 30 phút - quá trình xảy ra trong khoảng vài ngày tới vài tháng ở các sao lùn trắng khác.
Độ sáng của sao lùn trắng này bị ảnh hưởng bởi lượng vật chất xung quanh mà nó ăn vào. Vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng có điều gì đó đang cản trở nguồn cung cấp thực phẩm của nó.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ chưa từng chứng kiến hiện tượng giảm và tăng độ sáng trong một thời gian ngắn như vậy ở một sao lùn trắng.
Trên thực tế, dòng vật chất từ sao đồng hành tới đĩa bồi tụ của sao lùn trắng tương đối ổn định nên nố sẽ không ảnh hưởng tới độ sáng của các sao này.
Với trường hợp của TW Pictoris, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đang chứng kiến sự tái cấu hình của từ trường bề mặt sao lùn trắng.
Các nhà nghiên cứu nói rằng trong chế độ "tắt", từ trường của sao lùn trắng quay nhanh đến mức một rào cản ly tâm đã ngăn nhiên liệu từ đĩa bồi tụ liên tục rơi xuống nó. Sau một thời gian, mọi thứ ổn định trở lại và độ sáng của sao lùn trắng trở lại mức ban đầu.
"Đây thực sự là một hiện tượng chưa từng được công nhận trước đây. Nó có thể là một bước quan trọng giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về quá trình các vật thể bồi tụ khác ăn vật chất bao quanh chúng và vai trò quan trọng của từ trường trong quá trình này", tác giả chính của nghiên cứu - Tiến sĩ Simone Scaringi, tại Trung tâm Thiên văn học Ngoài Thiên hà cho hay.
Vì sao lùn trắng khá phổ biến trong vũ trụ, các nhà thiên văn hy vọng sẽ tìm kiếm các ví dụ khác về hành vi này trong các dự án nghiên cứu trong tương lai.
- Các tiểu hành tinh khổng lồ ồ ạt “tiếp cận” Trái đất
- Trạm vũ trụ Quốc tế ISS tí thì "rụng" vì phi hành gia Nga vô tình gây ra vụ nổ khi kiểm tra động cơ
- Top 6 nơi có thể tìm thấy "cội nguồn sự sống" ngay tại Hệ Mặt trời