Top 6 nơi có thể tìm thấy "cội nguồn sự sống" ngay tại Hệ Mặt trời

Nước rất quan trọng cho sự sống Trái đất - Vốn được xem là cội nguồn của sự sống. Vì lý do này, nhiều người cho rằng bất kỳ sự sống ngoài Trái đất nào cũng phải cần nước. Đối với các nhà khoa học, việc biết vị trí của nước là rất quan trọng nếu chúng ta quyết định mạo hiểm ra khỏi hành tinh của mình và trở thành loài người liên hành tinh.

May mắn thay, việc tìm kiếm nước là thứ mà con người rất giỏi. Khoa học hiện đại cho phép các nhà thiên văn thực hiện điều đó trên những khoảng cách rộng lớn và dưới những chướng ngại vật khác nhau như những đám mây mờ đục và hàng dặm băng. Dưới đây là 7 nơi có thể chưa nước trong Hệ Mặt trời.

1. Sao Hỏa

Top 6 nơi có thể tìm thấy cội nguồn sự sống ngay tại Hệ Mặt trời

Mặc dù có quan điểm cho rằng sao Hỏa là nơi có những con kênh rộng lớn chứa đầy đủ nước để duy trì thảm thực vật tươi tốt đã bị loại bỏ từ những năm 1920, nhưng theo các nhà khoa học, sao Hỏa có nhiều nước ngang với hồ Superior (hồ lớn và sâu nhất của Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ). Phần lớn nước này bị đóng băng trong các chỏm băng ở vùng cực của nó, và một lượng nhất định có thể được tìm thấy trong khí quyển.

Nước lỏng chỉ tồn tại trong các hồ nhỏ bên dưới sông băng ở các cực. Được xác định qua radar, hồ này nằm dưới chỏm băng 1,5 km và được cho là ở trạng thái lỏng nhờ đặc tính chống đóng băng của một số khoáng chất trong đất sao Hỏa.

2. Europa - Vệ tinh của sao Mộc

Một trong những vệ tinh thuộc nhóm Galileo của sao Mộc - Europa - nổi tiếng với bề mặt băng rắn và các đại dương trải dài trên mặt trăng. Lớp vỏ băng giá trên vệ tinh này được ước tính có độ dày từ vài nghìn mét đến 30.000 mét.

Top 6 nơi có thể tìm thấy cội nguồn sự sống ngay tại Hệ Mặt trờiEuropa nổi tiếng với bề mặt băng rắn và các đại dương trải dài trên mặt trăng.

Đại dương bên dưới được cho là sâu 100km, với một số trong đó có thể là hỗn hợp bùn ở bên trên và phần lớn là chất lỏng bên dưới. Nếu đúng, điều này có nghĩa là Europa có nhiều nước hơn lượng nước tồn tại trong tất cả các đại dương trên Trái đất gần gấp 3 lần.

Những đại dương rộng lớn này, được giữ ấm bởi lõi núi lửa của Europa và tác động của lực thủy triều lên mặt trăng từ sao Mộc, được cho là môi trường có thể nuôi dưỡng sự sống ngoài Trái đất. Các lỗ thông hơi, tương tự như các lỗ phun thủy nhiệt trên Trái đất, có thể cung cấp năng lượng và điều kiện cho sự sống trong một môi trường thậm chí không bao giờ nhìn thấy Mặt trời.

(Vệ tinh Galileo (hay mặt trăng Galileo) là 4 vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc - gồm Io, Europa, Ganymede và Callisto).

3. Ganymede - Vệ tinh của sao Mộc

Ganymede là một mặt trăng Galileo khác của sao Mộc và là vật thể lớn thứ 9 trong Hệ Mặt trời - lớn hơn cả sao Thủy và sao Diêm Vương. Ganymede được biết đến là mặt trăng lớn nhất Thái Dương hệ và là mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt trời có từ trường, điều này giúp chỉ ra rằng nó có một đại dương khổng lồ dưới bề mặt băng giá của nó.

Top 6 nơi có thể tìm thấy cội nguồn sự sống ngay tại Hệ Mặt trời
Ganymede được biết đến là mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt trời có từ trường.

Bằng cách quan sát chuyển động của từ trường của mặt trăng Ganymede, một phần do tương tác của nó với sao Mộc gây ra, các nhà thiên văn ghi nhận những thay đổi tinh tế cho thấy sự tồn tại của một đại dương nước mặn lớn.

Đại dương này ước tính nằm dưới lớp vỏ băng dày 150 km và sâu tới 100 km. Giống như Europa, nó cũng có thể chứa nhiều nước hơn tất cả các đại dương trên Trái đất.

Những quan sát gần đây hơn đã xác nhận sự tồn tại của hơi nước trong bầu khí quyển mỏng của mặt trăng Ganymede, có thể là do sự thoát hơi nước từ lớp băng nước trên bề mặt vệ tinh này.

4 & 5. Người khổng lồ băng: Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Sao Thiên Vương và sao Hải Vương được gọi là "những người khổng lồ băng" vì chúng được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố nặng hơn khí hydro và heli kết hợp với một lượng lớn nước, amoniac và băng metan.

Top 6 nơi có thể tìm thấy cội nguồn sự sống ngay tại Hệ Mặt trời
Sao Thiên Vương và sao Hải Vương được gọi là "những người khổng lồ băng". (Nguồn: Lunar and Planetary Institute).

Không giống như những người khổng lồ khí là sao Mộc và sao Thổ [dựa vào khí để cung cấp 85% khối lượng của chúng], những người khổng lồ băng đều được cho là có đại dương nước siêu tới hạn - tức là nước ở nhiệt độ và áp suất trên cái gọi là điểm tới hạn của nó, trong đó chất lỏng và chất khí trở nên không thể phân biệt được. Nước siêu tới hạn này chiếm 2/3 tổng khối lượng của chúng.

Hiện vẫn chưa rõ chính xác chúng hình thành như thế nào, các nhà khoa học đang lên kế hoạch tìm hiểu.

6. Titan - Mặt trăng của sao Thổ

Top 6 nơi có thể tìm thấy cội nguồn sự sống ngay tại Hệ Mặt trời
Mặt trăng lớn nhất và thú vị nhất của sao Thổ, Titan, là một nơi kỳ lạ.

Mặt trăng lớn thứ hai trong Hệ Mặt trời (sau Ganymede), Titan được đặc trưng bởi một bầu khí quyển chứa nitơ và rất nhiều khí mê-tan lỏng đến mức tồn tại một "chu trình mê-tan" không giống như chu trình nước trên Trái đất - hoàn chỉnh với mưa, hồ, sông và biển ở nhiệt độ lạnh -179 ° C.

Tuy nhiên, ngay cả ở đây cũng có nước. Nước đá được cho là nằm dưới bề mặt đá, và nước lỏng trộn với đủ amoniac để giữ cho nó không bị đóng băng. Điều này được xác định bởi tàu thăm dò Cassini, đã kiểm tra các lực thủy triều trên mặt trăng Titan.

Các nhà vật lý thiên văn tin rằng, nơi đây có lực đủ mạnh để giữ một đại dương dưới bề mặt, rất có thể bao gồm cả nước.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới gây sốc: Mặt trăng sao Thổ biến đổi giống Trái đất, sự sống xuất hiện?

Nghiên cứu mới gây sốc: Mặt trăng sao Thổ biến đổi giống Trái đất, sự sống xuất hiện?

Một trong các mặt trăng sao Thổ vừa xuất hiện cấu trúc y hệt Đứt gãy San Anderas, có thể là tiền thân cho việc tổ chức dạng sư sống giống Trái đất.

Đăng ngày: 16/10/2021
Hệ sao ma giúp

Hệ sao ma giúp "nhìn xuyên thời gian" Trái đất 5 tỉ năm sau

Các nhà thiên văn đã tìm thấy một bản sao đã chết của Hệ Mặt trời, tiết lộ những gì có thể xảy ra với Trái đất và 7 hành tinh còn lại trong vài tỉ năm tới.

Đăng ngày: 15/10/2021
Phát hiện sóng vô tuyến bất thường từ trung tâm Dải Ngân hà

Phát hiện sóng vô tuyến bất thường từ trung tâm Dải Ngân hà

Các nhà thiên văn học thuộc trường Đại học Sydney (Australia) đã phát hiện những tín hiệu bất thường xuất phát từ hướng của trung tâm Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 15/10/2021
Phi hành đoàn tàu Thần Châu 13 sắp bay lên trạm Thiên Cung

Phi hành đoàn tàu Thần Châu 13 sắp bay lên trạm Thiên Cung

Trung Quốc chuẩn bị đưa 3 phi hành gia trẻ tuổi lên trạm vũ trụ trên quỹ đạo từ căn cứ ở phía tây bắc sa mạc Gobi sau nửa đêm ngày 16/10.

Đăng ngày: 15/10/2021
Vận chuyển kính viễn vọng 10 tỷ USD bằng

Vận chuyển kính viễn vọng 10 tỷ USD bằng "valy" khổng lồ

Để đưa kính viễn vọng không gian lớn nhất thế giới vượt quãng đường hàng nghìn kilomet, NASA phải dùng tới một container đồ sộ có thiết kế đặc biệt.

Đăng ngày: 14/10/2021
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 14/10/2021
Australia bắt đầu chế tạo tàu thám hiểm Mặt trăng

Australia bắt đầu chế tạo tàu thám hiểm Mặt trăng

Australia đang chế tạo một tàu thám hiểm Mặt Trăng, có khả năng cất cánh trong vòng 5 năm tới.

Đăng ngày: 14/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News