Trạm vũ trụ Quốc tế ISS tí thì "rụng" vì phi hành gia Nga vô tình gây ra vụ nổ khi kiểm tra động cơ
Mới đây, trạm vũ trụ Quốc tế ISS đã suýt gặp phải thảm họa chỉ vì một pha bảo trì tàu vũ trụ của đội Nga.
Cụ thể hơn, vào rạng sáng ngày 16/10, các nhà du hành vũ trụ sống tại trạm ISS đã báo cáo với mặt đất rằng đã nghe thấy tiếng nổ và nhận thấy trạm đang bị chao đảo dữ dội, lệch khỏi quỹ đạo và mất hoàn toàn kiểm soát.
Hình ảnh trạm ISS ngoài không gian.
Được biết tại thời điểm đó, một phi hành gia người Nga có tên Oleg Novitsky đang thực hiện kiểm tra động cơ trên tàu vũ trụ Soyuz MS-18 khi đang đỗ lại tại trạm ISS, anh vô tình kích hoạt để động cơ hoạt động lâu hơn dự kiến, dẫn tới sai lệch về quy trình và xảy ra vụ nổ nói trên.
Leah Cheshier, phát ngôn viên của NASA cho biết định vị quỹ đạo của trạm đã bị mất lúc 5:13 sáng theo giờ miền Đông. Các quan chức ở Moscow và nhân viên tại trụ sở phi hành gia của NASA ở Houston đã bắt đầu hành động trong vụ việc, ra lệnh cho các phi hành gia của họ bắt đầu các giao thức khẩn cấp.
Thật may mắn, sau 30 phút các nhà du hành vũ trụ đã đưa ISS về lại quỹ đạo để nó không gây ra thảm họa khủng khiếp.
Được biết, đây là sự kiện thứ 2 khiến trạm không gian ISS điêu đứng trong năm 2021. Trước đó là vào tháng 7/2021, 1 con tàu của Nga cũng đã làm điều tương tự khiến ISS xoay 540 độ và suýt gây thảm họa.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
