Sao Mộc - Bô lão của hệ Mặt Trời

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức chỉ ra sao Mộc không chỉ là hành tinh lớn nhất mà còn là hành tinh lâu đời nhất hệ Mặt Trời.

Sao Mộc - Bô lão của hệ Mặt Trời
Sao Mộc là hành tinh lâu đời nhất trong hệ Mặt Trời. (Ảnh: NASA.)

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore, Đại học Münsterin, Đức, đưa ra bằng chứng mới cho thấy sao Mộc là hành tinh đầu tiên hình thành bên trong đĩa tiền hành tinh của Mặt Trời, theo UPI. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (PNAS) ngày 12/6.

Bằng cách phân tích đồng vị vonfram và molypden trong các thiên thạch sắt, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng được tạo thành từ hai loại vật liệu khí và bụi khác nhau, cùng tồn tại nhưng vẫn tách biệt với nhau sau khi hệ Mặt Trời hình thành khoảng một đến 3 triệu năm.

"Cơ chế hợp lý nhất để giải thích cho sự ngăn cách này là quá trình hình thành sao Mộc, tạo ra một khoảng trống trong đĩa khí và bụi quay xung quanh Mặt trời, khiến hai nguồn vật liệu này không bị hòa trộn với nhau", Thomas Kruijer, tác giả chính của nghiên cứu, nói.

Kruijer cho biết, lõi rắn sao Mộc hình thành trước khi lượng khí bụi của tinh vân Mặt Trời bị tiêu tan. Điều này phù hợp với mô hình bồi tụ lõi trong quá trình tạo ra hành tinh khí khổng lồ.

Theo Science Daily, lõi rắn của sao Mộc tăng lên bằng 20 lần khối lượng Trái Đất trong vòng một triệu năm, tiếp đó tăng lên bằng 50 khối lượng Trái Đất cho đến ít nhất là 3-4 triệu năm sau khi hệ Mặt Trời hình thành. Dù mô phỏng về sự tiến hóa của hệ Mặt Trời dự đoán sao Mộc là hành tinh được sinh ra đầu tiên, các nhà thiên văn học vẫn chưa thể đưa ra thời điểm chính xác sao Mộc hình thành.

Khối lượng và lực hút khổng lồ của sao Mộc có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống hành tinh trong hệ Mặt Trời. Các nhà nghiên cứu tin rằng, sự ra đời sớm của sao Mộc ngăn cản sự hình thành của bất kỳ siêu Trái Đất nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thêm 2 Mặt trăng quay quanh sao Mộc

Phát hiện thêm 2 Mặt trăng quay quanh sao Mộc

Các nhà khoa học của viện khoa học Carnegie cho biết, họ vừa phát hiện thêm 2 Mặt trăng đang bay xung quanh sao Mộc, nâng tổng số Mặt trăng của hành tinh này lên 69 cá thể.

Đăng ngày: 18/06/2017
Xôn xao vi sinh vật sống trong bụi sao chổi bám ISS

Xôn xao vi sinh vật sống trong bụi sao chổi bám ISS

Trong 19 mẫu bụi thu thập trong vũ trụ, có rất nhiều mẫu là bụi sao chổi và trong bụi đó có thể chứa rất nhiều vi sinh vật dạng sống đang sống.

Đăng ngày: 17/06/2017
Mặt Trời đang nguội dần một cách nguy hiểm?

Mặt Trời đang nguội dần một cách nguy hiểm?

Báo Sputnik của Nga dẫn các nghiên cứu khoa học cho rằng trong tương lai Mặt trời có thể sẽ hạ nhiệt và nếu viễn cảnh này xảy ra,

Đăng ngày: 16/06/2017
Điều ít biết về Hải vương tinh và huyền thoại tình yêu Galatea

Điều ít biết về Hải vương tinh và huyền thoại tình yêu Galatea

Tên tiếng Anh của Hải vương tinh (Neptune) và mặt trăng Galatea của nó được gợi cảm hứng từ những câu chuyện thần thoại đã lôi cuốn nhiều người.

Đăng ngày: 16/06/2017
Âm thanh va chạm của hai hố đen: nhẹ nhàng và du dương đến không ngờ

Âm thanh va chạm của hai hố đen: nhẹ nhàng và du dương đến không ngờ

Các nhà khoa học vừa ghi nhận được âm thanh phát ra từ sự va chạm của hai hố đen, thứ âm thanh hẳn sẽ khác xa với tưởng tượng của bạn.

Đăng ngày: 16/06/2017
Giả thuyết về người anh em thất lạc của Mặt Trời

Giả thuyết về người anh em thất lạc của Mặt Trời

Một nhóm nhà thiên văn Mỹ lập mô hình chỉ ra Mặt Trời có thể hình thành cùng với một ngôi sao song sinh tên Nemesis.

Đăng ngày: 16/06/2017
Trung Quốc sắp trồng khoai tây, nuôi sâu trên Mặt Trăng?

Trung Quốc sắp trồng khoai tây, nuôi sâu trên Mặt Trăng?

Một hệ sinh thái nhỏ bé trong hộp chứa nặng khoảng 3kg do các nhà khoa học tại Đại học Trùng Khánh tạo ra sẽ được tàu thăm dò Thiên Cung 4 đưa lên Mặt trăng vào năm 2018 tới.

Đăng ngày: 15/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News