Sao Mộc không xoay quanh mặt trời

Hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ không xoay quanh mặt trời như chúng ta vẫn tưởng, mà di chuyển quanh một điểm phía trên ngôi sao này.

Mọi người đều nghĩ mọi hành tinh trong Thái Dương Hệ xoay quanh mặt trời. Nhưng đối với một hành tinh khổng lồ như sao Mộc, thực tế lại không đơn giản như vậy.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) giải thích rằng, với kích thước gấp 300 lần trái đất, sao Mộc có một quỹ đạo độc đáo. Nó xoay quanh một điểm ở phía trên mặt trời, chứ không xoay quanh tâm của ngôi sao. Kích thước quá lớn của sao Mộc cũng khiến mặt trời xoay quanh điểm này, tạo nên tình trạng lắc lư.

Sao Mộc không xoay quanh mặt trời
Sao Mộc xoay quanh một điểm ở ngay sát bề mặt của mặt trời. Bản thân mặt trời cũng xoay quanh điểm này. (Đồ họa: NASA).

Khi một vật thể nhỏ di chuyển quanh một vật thể lớn hơn, quỹ đạo của nó không phải vòng tròn hoàn hảo. Quỹ đạo của hai thiên thể sẽ có một tâm điểm chung mà giới khoa học gọi là "tâm tỉ cự", theo Tech Insider. Tâm tỉ cự luôn nằm gần vật có khối lượng lớn hơn.

Trong trường hợp như mặt trời và trái đất, vì mặt trời lớn hơn trái đất rất nhiều nên tâm tỉ cự rất gần tâm của mặt trời. Thực tế đó khiến chúng ta cảm thấy mặt trời đứng yên, còn địa cầu di chuyển xung quanh mặt trời.

Tương tự, khi Trạm Không gian Quốc tế (ISS) xoay quanh địa cầu, cả hai đều xoay quanh tâm tỉ cự. Nhưng vì tâm tỉ cự quá gần tâm trái đất nên chúng ta không thể cảm nhận chuyển động của trái đất quanh nó, còn ISS di chuyển theo vòng tròn gần như hoàn hảo.

Mặt trời lớn gấp rất nhiều lần sao Kim, sao Thủy và thậm chí sao Thổ nên tâm tỉ cự nằm sát tâm của ngôi sao, khiến con người có cảm giác mặt trời đứng yên.

Sao Mộc không xoay quanh mặt trời
Tâm tỉ cự của mặt trời và sao Mộc nằm bên ngoài ngôi sao vì khối lượng sao Mộc quá lớn. (Ảnh: NASA).

Khối lượng của sao Mộc, một quả cầu khí khổng lồ, lớn gấp 2,5 lần tổng khối lượng cả các hành tinh còn lại trong Thái Dương Hệ. Vì khối lượng sao Mộc quá lớn, tâm tỉ cự của hai thiên thể nằm ở bên ngoài mặt trời. Do đó, cả mặt trời và sao Mộc cùng di chuyển quanh tâm tỉ cự theo hai quỹ đạo khác nhau.

Sao Mộc cũng tác động tới cả trái đất. Một số nhà khoa học tin rằng lực hút của sao Mộc là lý do khiến địa cầu không quá nóng, cũng không quá lạnh. Đó là điều kiện quan trọng để duy trì sự sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra khi Trái Đất rơi vào hố đen?

Điều gì xảy ra khi Trái Đất rơi vào hố đen?

Con người không thể tiến đến gần lỗ đen, nhưng các robot có thể thực hiện nhiệm vụ khó khăn này và gửi tín hiệu trở lại Trái Đất trước khi đi qua vùng chân trời sự kiện.

Đăng ngày: 22/03/2017
Tàu chở hàng không người lái Dragon trở về Trái Đất an toàn

Tàu chở hàng không người lái Dragon trở về Trái Đất an toàn

Ngày 19/3, tàu vũ trụ không người lái Dragon của công ty SpaceX đã trở về Trái Đất an toàn sau gần một tháng có mặt trên quỹ đạo, kết thúc sứ mệnh tiếp tế hàng hóa cho các phi hành gia đang làm việc trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 22/03/2017
Brazil phóng vệ tinh địa tĩnh đầu tiên phục vụ công tác quốc phòng

Brazil phóng vệ tinh địa tĩnh đầu tiên phục vụ công tác quốc phòng

Ngày 21/3 (giờ địa phương), Brazil đã phóng vệ tinh địa tĩnh phục vụ công tác quốc phòng và liên lạc đầu tiên của mình mang tên SGDC-1.

Đăng ngày: 22/03/2017
Tham vọng chinh phục Mặt Trăng của một kỹ sư Ấn Độ

Tham vọng chinh phục Mặt Trăng của một kỹ sư Ấn Độ

Kỹ sư Narayan và đội TeamIndus của mình đang huy động vốn để chế tạo một tàu vũ trụ đổ bộ lên Mặt Trăng nhằm giành giải thưởng lớn của Google.

Đăng ngày: 21/03/2017
Người sống sót trên sao Hỏa có thể tiến hóa thành loài mới

Người sống sót trên sao Hỏa có thể tiến hóa thành loài mới

NASA dự định đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2030 và đã bắt đầu kiểm tra những giới hạn của phi hành gia.

Đăng ngày: 20/03/2017
Nga tuyển phi công vũ trụ mới cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng

Nga tuyển phi công vũ trụ mới cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng

Ngày 14/3, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) ra thông báo tuyển nhân sự mới để đào tạo trở thành phi công vũ trụ cho sứ mệnh chinh phục Mặt Trăng.

Đăng ngày: 18/03/2017
NASA muốn biến Mặt trời thành kính chiếu yêu để tìm kiếm người ngoài hành tinh

NASA muốn biến Mặt trời thành kính chiếu yêu để tìm kiếm người ngoài hành tinh

Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm động lực học phản lực của NASA đã tiết lộ một kế hoạch khá điên rồ khi họ định biến Mặt trời thành một chiếc kính thiên văn khổng lồ để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Đăng ngày: 17/03/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News