Sắp có màn hình OLED dẻo làm bằng nhựa
Mới đây, một nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Giáo sư Ali Javey, trưởng khoa kỹ thuật điện và máy tính trường Đại học UC Berkeley đã phát triển thành công mạng lưới cảm biến đầu tiên cho phép người dùng có thể tương tác được trên nhựa dẻo.
Cụ thể, bề mặt của lớp nhựa này có thể phản hồi lại ngay lập tức thao tác chạm bằng cách sáng lên. Lực chạm càng lớn đồng nghĩa với việc đèn càng sáng.
Để làm được điều này các nhà nghiên cứu đã sử dụng bộ khuếch đại chất bán dẫn nano đặt ở mặt trên cùng của một tấm cao su mỏng. Mẫu thử nghiệm mới nhất có độ phân giải 16x16 pixel. Trong mỗi điểm ảnh này sẽ chứa một bóng bán dẫn, một đèn LED hữu cơ và một cảm biến áp suất.
Đặc biệt, hệ thống cảm biến này có thể loại bỏ được các phân tử polymer để trở nên linh hoạt hơn nhờ đó nó dễ dàng tương thích với nhiều loại bề mặt khác nhau.
Demo mẫu nhựa dẻo với khả năng tương tác chạm.
Công nghệ của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học UC Berkeley sẽ sớm được ứng dụng để sản xuất màn hình OLED dẻo tích hợp tính năng cảm ứng lực. Giáo sư Ali Javey cũng cho biết công nghệ trên không hề phức tạp và có thể hoàn thiện nhờ các dây chuyền của các nhà sản xuất chip hiện nay.