Sắp có vắc xin phòng trị HIV/AIDS
Một nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm những chuyên gia hàng đầu từ các trường đại học tiên tiến trên thế giới đã thử nghiệm thành công trên hệ miễn dịch ở người nhằm tìm ra phương pháp giúp sản xuất vắc xin phòng chống bệnh HIV/AIDS.
Medicalxpress vừa đưa tin, giáo sư Mark Brockman, Đại học Tổng hợp Simon Fraser của Canada và các cộng sự đã khám phá ra manh mối giúp kiểm soát virus HIV thông qua việc kiểm tra mức độ phản ứng của bạch cầu đối với loại virus này.
Giáo sư Mark Brockman (giữa) cùng các cộng sự đã tìm ra manh mối giúp chống lại virus HIV. (Ảnh: Medicalxpress).
Ông cho biết, HIV là loại virus rất đặc biệt. Nó giống như một sát thủ có khả năng thích ứng cực nhanh với hệ miễn dịch ở người bằng cách biến đổi bộ gene để tránh sự phát hiện những “sĩ quan” lympo T - một dạng bạch cầu có khả năng phát hiện những kháng nguyên ngoại lai và tiêu diệt chúng.
Mặc dù phần lớn virus HIV có khả năng thích ứng và lẩn tránh cực tốt, vẫn có trường hợp virus HIV bị phát hiện và tiêu diệt sớm bởi tế bào bạch cầu T.
Dựa trên nền tảng này, đội nghiên cứu của Brockman đã ngày đêm thực nghiệm trên tế bào T và đã xác định được hai kháng nguyên bạch cầu T có tiềm năng nhân diện virus HIV tốt nhất là B81 và B42.
Sau đó, nhóm đã thí nghiệm trên hai kháng nguyên bạch cầu này bằng cách tiếp xúc với mầm bệnh virút HIV TL9 và đã có kết quả rất khả quan.
Tế bào bạch cầu lympo T - chìa khóa giải mã căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. (Ảnh: Pharmaintelligence).
Theo như nghiên cứu, những tế bào bạch cầu của kháng nguyên B42 đã cho thấy khả năng nhận diện và kiểm soát cực tốt virus HIV TL9 mặc dù mầm bệnh này đã cố biến đổi hòng lẩn trốn. Trong khi đó, những tế bào B81 có khả năng nhận diện mầm bệnh HIV TL9 kém hơn so với B42.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy kháng thể bạch cầu B42 có thể là chìa khóa để kiểm soát, ngăn ngừa căn bệnh thế kỷ HIV. Mặc dù còn quá sớm để kết luận về khả năng chế tạo một loại vắc xin chống lại căn bệnh HIV, giáo sư Brockman vẫn lạc quan: “Những phương pháp đánh giá khả năng của tế bào bạch cầu lympo Tcó thể giúp đưa ra nguồn thông tin quan trọng nhằm thiết kế và thử nghiệm những chiến lược mới hòng đối phó với căn bệnh HIV”.
Trong 40 năm qua, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV. Trong năm 2017, đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
