Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh

Nhóm khoa học gia và kỹ sư thuộc đại học Princeton đã phát triển thiết bị đặt trên mặt đất và được xem là bước tiến dài trong nghiên cứu các hành tinh ngoại thiên hà nhờ khả năng phân tách ánh sáng phản xạ từ các hành tinh xa xôi này.

Thiết bị được đặt tên là CHARIS (Coronagraphic High Angular Resolution Imaging Spectrograph) – phát triển bởi nhóm nghiên cứu của giáo sư N. Jeremy Kasdin, chuyên gia trong lĩnh vực cơ khí và hàng không vũ trụ của đại học Princeton.

Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh
Hình ảnh được CHARIS ghi nhận lại từ thiên hà HR8799 với các điểm được đánh dấu là những hành tinh đang quay quanh ngôi sao của chúng.

Với cấu tạo 9 thấu kính, 5 bộ lọc, hai thiết bị lăng kính và hệ thống ống kính siêu nhỏ, CHARIS có trọng lượng 226,8kg và cần bảo dưỡng ở nhiệt độ -223,15oC.

CHARIS có khả năng phân tách ánh sáng phản xạ từ các hành tinh ở những thiên hà khác, điều mà trước đây chưa làm được do các hành tinh này thường mờ nhạt hơn rất nhiều so với ngôi sao trung tâm thiên hà mà chúng quay quanh.

"Bằng cách phân tích quang phổ của những hành tinh này chúng ta thật sự có thể khám phá nhiều hơn về chúng. Có thể thu thập đầy đủ dữ liệu để tính toán khối lượng riêng, nhiệt độ, và tuổi thọ của hành tinh" – nhà nghiên cứu Tyler Groff giải thích.

Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh
Hình ảnh quang phổ cung cấp bởi CHARIS có khả năng hỗ trợ tính toán các đặc điểm của một hành tinh như là khối lượng, nhiệt độ, khí quyển.

"Ngoại hành tinh" là những hành tinh được phát hiện nằm ngoài hệ mặt trời, chúng cũng quay quanh một ngôi sao khác.

Các nhà khoa học đã đạt được rất nhiều thành tựu nghiên cứu về "ngoại hành tinh" nhờ vào kính thiên văn không gian Kepler. Nhưng ngoại trừ việc xác định vị trí của chúng, các nhà khoa học vẫn chưa biết gì nhiều về những đặc điểm chi tiết của những ngoại hành tinh này.

CHARIS được chế tạo để giải quyết vấn đề này. Hơn 3 thập kỷ kể từ ngoại hành tinh đầu tiên được khám phá năm 1990 và đến giờ, với sự phát triển của những trang thiết bị hỗ trợ cũng như là mục tiêu tìm kiếm nơi định cư mới cho loài người, những ngoại hành tinh mới được tập trung khám phá nhiều hơn.

"Với sự xuất hiện của CHARIS, chúng ta có thể làm nhiều hơn là chỉ xác định vị trí của "ngoại hành tinh", việc tính toán nhiệt độ và thành phần khí quyển trở nên dễ dàng hơn rất nhiều" - Olivier Guvon, trưởng nhóm phát triển chương trình kính thiên văn Subaru Telescope ở Hawaii, đơn vị phối hợp nghiên cứu chế tạo nên CHARIS cho biết thêm.

Sắp quan sát được thế giới của người ngoài hành tinh
Ngoại hành tinh đang là đối tượng được quan tâm nhiều nhất trong nghiên cứu vũ trụ.

"Ngoại hành tinh" đang được tập trung nghiên cứu trong tương lai gần và với sự góp mặt của CHARIS thì Kính thiên văn Subaru cộng với sự xuất hiện của Kính thiên văn không gian James Webb, được dự kiến giới thiệu vào năm 2018, sẽ là những công cụ rất hữu ích và mạnh mẽ.

"Chúng tôi đang thật sự rất phấn khích về sự thành công này" – Tyler Groff, thành viên nhóm nghiên cứu hiện đang làm việc tại Nasa cho biết: "Charis sẽ bắt đầu chính thức hoạt động vào tháng hai tới đây".

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA: Trái đất không được phòng bị hiểm họa thiên thạch va đập

NASA: Trái đất không được phòng bị hiểm họa thiên thạch va đập

Khả năng Trái đất chúng ta bị các hành tinh va vào là cực kì hiếm, nhưng thật ra nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi thảm họa này trở thành sự thật.

Đăng ngày: 15/12/2016
Mây chứa đá quý bao phủ hành tinh khí

Mây chứa đá quý bao phủ hành tinh khí

Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện một hành tinh khí ngoài hệ Mặt Trời bao quanh bởi những đám mây giàu khoáng chất tạo đá ruby và sapphire.

Đăng ngày: 14/12/2016
Thiên hà phát sáng rực rỡ khi sinh ra số sao gấp 4.500 lần Ngân Hà

Thiên hà phát sáng rực rỡ khi sinh ra số sao gấp 4.500 lần Ngân Hà

Thiên hà SPT0346-52, nằm cách Trái Đất 12,7 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm tạo ra số sao mới có tổng khối lượng gấp 4.500 lần dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 14/12/2016
Có nên dùng bánh răng bằng thủy tinh kim loại trong các nhiệm vụ không gian?

Có nên dùng bánh răng bằng thủy tinh kim loại trong các nhiệm vụ không gian?

"Một loại vật liệu được gọi là thủy tinh kim loại, được tạo ra bằng cách hóa lỏng, sau đó nhanh chóng làm mát kim loại, có thể là nguyên liệu lý tưởng để chế tạo ra bánh răng cho robot du hành liên sao", theo nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 14/12/2016
Biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính dài 10 triệu năm trên sao Hỏa

Biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính dài 10 triệu năm trên sao Hỏa

Khí nhà kính tích tụ trong khí quyển khiến nhiệt độ sao Hỏa tăng cao, làm xuất hiện thời kỳ ấm áp kéo dài, có thời điểm lên đến 10 triệu năm.

Đăng ngày: 14/12/2016
5 bước NASA xử lý tình huống thiên thạch đâm vào Trái đất

5 bước NASA xử lý tình huống thiên thạch đâm vào Trái đất

Trong trường hợp phát hiện một thiên thạch khổng lồ chuẩn bị đâm vào Trái đất, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ phản ứng như thế nào?

Đăng ngày: 13/12/2016
Cách quan sát mưa sao băng lớn nhất năm tại Việt Nam

Cách quan sát mưa sao băng lớn nhất năm tại Việt Nam

Người xem không cần dùng bất kỳ thiết bị thiên văn nào vẫn có thể thấy rõ sao băng lớn nhất năm Geminids với 120 vệt một giờ lúc đạt cực điểm.

Đăng ngày: 12/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News