Sau 34 năm, thảm hoạ Chernobyl đang giúp chúng ta khám phá vũ trụ

Các tấm chắn bức xạ làm từ các sinh vật sống có thể giúp con người đi xa hơn trong việc khám phá vũ trụ.

NASA đang lên kế hoạch trở lại Mặt trăng vào năm 2024, và nếu có thể thì sẽ đưa con người lên sinh sống vào cuối thập kỷ này. Mặc dù nhiệm vụ này còn rất nhiều khó khăn, mối lo ngại lớn nhất với ý định này của NASA là không gian không phải nơi lý tưởng cho sự sống.

Sau 34 năm, thảm hoạ Chernobyl đang giúp chúng ta khám phá vũ trụ
Con người đang có những tham vọng lớn để chinh phục không gian, và để làm được điều đó cần khắc phục rất nhiều khó khăn. (Ảnh: NASA/Caltech).

Bức xạ không gian là mối đe dọa lớn với sức khỏe của các phi hành gia. Nếu con người muốn đi đến những hành tinh như Hoả Tinh hoặc xa hơn, chúng ta cần phải bảo vệ bản thân khỏi bức xạ không gian.

Từ trường và bầu khí quyển của Trái đất che chở con người khỏi bức xạ nhưng khi chúng ta đặt chân lên vũ trụ, tấm chắn bảo vệ đó sẽ biến mất. Các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) phải hứng chịu lượng phóng xạ gấp 20 lần so với Trái đất trong một năm.

Để bảo vệ các phi hành gia, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu một sinh vật cứng bất thường, được phát hiện tại một trong những nơi có mức phóng xạ cao nhất trên hành tinh: Chernobyl.

Một vụ nổ đã làm thủng một lỗ trong lò phản ứng số 4 tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine năm 1986. Ở một số bộ phận của nhà máy, mức độ phóng xạ tăng vọt đến mức phơi nhiễm sẽ giết chết con người trong khoảng 60 giây. Nhưng một số loài nấm đã được phát hiện tồn tại trong lò phản ứng. Thậm chí, chúng còn phát triển mạnh.

Sau 34 năm, thảm hoạ Chernobyl đang giúp chúng ta khám phá vũ trụ
Một phòng học tại Pripyat, thành phố bị bỏ hoang sau thảm hoạ Chernobyl. (Ảnh: Getty).

Một nghiên cứu được công bố trên bioRxiv ngày 17/7 đã đưa ra kết quả về loài nấm Cladosporium sphaerospermum. Kết quả cho thấy chúng có thể được sử dụng như một lá chắn tự phục hồi, tự sao chép để bảo vệ các phi hành gia trong không gian.

Các nhà nghiên cứu đã đặt loại nấm này lên ISS trong 30 ngày và phân tích khả năng ngăn chặn bức xạ của nó. Chúng chứa sắc tố melanin, có thể hấp thụ bức xạ và biến nó thành năng lượng.

Các nhà nghiên cứu thiết lập một đĩa petri có hai mặt. Một mặt không chứa nấm, mặt còn lại là Cladosporium sphaerospermum. Bên dưới đĩa petri là máy dò phóng xạ.

Trong 30 ngày, các máy dò đã đo bức xạ với tần suất 110 giây/lần. Nghiên cứu cho thấy loại nấm này có thể thích nghi với vi trọng lực và phát triển mạnh khi có bức xạ. Nó có thể giúp giảm mức phóng xạ nhận vào tới gần 2%.

Một trong những điểm nổi bật của nấm là chúng có khả năng tự sao chép từ số lượng cực nhỏ. Bạn sẽ chỉ cần đưa một lượng nhỏ lên quỹ đạo, cung cấp cho nó một số chất dinh dưỡng và để nó tái tạo, nó sẽ trở thành một lá chắn bức xạ sinh học. Với một số điều chỉnh, nấm có thể được sử dụng để làm lớp chắn cho các căn cứ trên Mặt Trăng hoặc Hỏa Tinh.

Đã từ rất lâu, NASA mới thực hiện những khám phá mới trên Hỏa Tinh. Một số tàu vũ trụ sẽ thực hiện những nhiệm vụ mới từ ngày 30/7 tới đây. Bên cạnh đó, tàu vũ trụ SpaceX Dragon sẽ từ ISS quay trở lại Trái đất vào ngày 2/8.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có thể bạn chưa biết, đây là những gì có ở phía sau màn hình chiếu phim tại rạp

Có thể bạn chưa biết, đây là những gì có ở phía sau màn hình chiếu phim tại rạp

Có lẽ bạn đi xem phim đã nhiều và có lẽ, bạn đã từng thắc mắc rằng "Đằng sau cái màn hình lớn kia là cái gì?".

Đăng ngày: 28/07/2020
Hành trình vận chuyển cánh turbine gió dài 70m lên đỉnh núi với 20 khúc cua dốc

Hành trình vận chuyển cánh turbine gió dài 70m lên đỉnh núi với 20 khúc cua dốc

Các kỹ sư Trung Quốc đã vận chuyển những cánh quạt turbine gió dài 70m, tương đương hơn nửa chiều dài sân bóng và có trọng lượng nặng tới 2 tấn bằng xe tải từ Hà Tân, phía Bắc Trung Quốc lên lên đỉnh núi.

Đăng ngày: 28/07/2020
Ảnh cực hiếm về hồ Hoàn Kiếm thập niên 1890

Ảnh cực hiếm về hồ Hoàn Kiếm thập niên 1890

Cùng xem những hình ảnh vô cùng quý giá về hồ Hoàn Kiếm - trái tim của thủ đô Hà Nội - do người Pháp ghi lại vào thập niên 1890.

Đăng ngày: 28/07/2020
Y học châu Âu hiện đại là sản phẩm kế thừa trí tuệ Trung Đông?

Y học châu Âu hiện đại là sản phẩm kế thừa trí tuệ Trung Đông?

Để phát triển và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ, y học châu Âu đã kế thừa và phát huy tinh hoa từ nhiều khu vực khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử.

Đăng ngày: 28/07/2020
3 việc cha mẹ nhất định phải làm nếu muốn trẻ lớn lên không sống ỷ lại vào người khác

3 việc cha mẹ nhất định phải làm nếu muốn trẻ lớn lên không sống ỷ lại vào người khác

Đừng bỏ qua những việc tưởng chừng nhỏ nhặt, đơn giản này nếu như các bạn đã hoặc chuẩn bị làm cha mẹ. Nó có thể quyết định khá nhiều đến tương lai sau này của trẻ.

Đăng ngày: 28/07/2020
Mua một chiếc quần Levis mới, rất có thể bạn đang mặc một phần chiếc quần jeans cũ của một ai đó

Mua một chiếc quần Levis mới, rất có thể bạn đang mặc một phần chiếc quần jeans cũ của một ai đó

Những sản phẩm này sử dụng một loại chất liệu mới gọi là Circulose, được tạo thành từ sợi bông hoàn nguyên từ quần Levi’s cũ kết hợp với bột gỗ.

Đăng ngày: 28/07/2020
Ý nghĩa thực sự của câu nói

Ý nghĩa thực sự của câu nói "gót chân A-sin" nhiều người vẫn dùng

Không chỉ là câu thành ngữ được nhiều người quen dùng, "gót chân A-sin" còn ẩn chứa câu chuyện về cái chết của chiến binh dũng mãnh nhất trong thần thoại Hy Lạp.

Đăng ngày: 27/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News