Sau bão số 7, Biển Đông hứng thêm bão cấp 11
Bão Kompasu được dự báo vào Biển Đông ngày 12/10 và sớm tác động đến thời tiết trên đất liền. Trước khi bão vào, mưa lớn tiếp diễn trên khắp cả nước, miền Bắc trở lạnh.
Rạng sáng 11/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão Kompasu gần Biển Đông duy trì sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 11 trong những giờ qua. Lúc 1h, tâm bão cách đảo Luzon (Philippines) 300 km về phía đông đông bắc.
Ngày và đêm nay, bão di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc, vận tốc 20-25 và mạnh thêm. Rạng sáng 12/10, tâm bão nằm ngay trên phía tây bắc đảo Luzong. Sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12.
Hình thái này sau đó đổi hướng, đi theo hướng tây để tiến vào Biển Đông với vận tốc 25 km/h. Rạng sáng 13/10, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 360 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 11, giật cấp 13.
Sau thời điểm này, bão đi chủ yếu theo hướng tây tây nam với vận tốc 25 km/h. Rạng sáng 14/10, tâm bão nằm trên vùng biển phía nam vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11.
Ảnh hưởng của bão, sáng 11/10, vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13. Sóng biển cao 4-6 m.
Dự báo đường đi của bão Kompasu sắp vào Biển Đông. (Ảnh: VNDMS).
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhận định bão Kompasu có đặc điểm là di chuyển nhanh, cường độ mạnh và vùng ảnh hưởng rộng. Khu vực chịu tác động trực tiếp của bão có thể là các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và phía bắc miền Trung.
Sau khi vào Biển Đông ngày 12/10, chỉ trong 2 ngày tiếp theo, bão đã có thể ảnh hưởng đến đất liền.
Ảnh hưởng kết hợp của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 7 với không khí lạnh nên hôm nay (11/10), Bắc Bộ tiếp tục mưa lớn với lượng phổ biến 40-80 mm. Riêng Phú Thọ, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, có nơi mưa trên 120 mm. Thời tiết trở lạnh kèm mưa dông, nhiệt độ thấp nhất 18-21 độ C.
Tại Hà Nội, những trận mưa lớn xuất hiện từ tối 9/10 và còn kéo dài đến hết ngày 11/10. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ ngập lụt tại khu vực. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng khiến Hà Nội trở lạnh, nhiệt độ trong ngày ở ngưỡng 20-22 độ C.
Trong khi đó, mưa lớn tiếp diễn ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nhưng có xu hướng giảm so với những ngày trước. Ngày 11/10, khu vực này có lượng mưa phổ biến 30-60 mm, có nơi trên 80 mm.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cũng bước vào đợt mưa lớn diện rộng trong hai ngày tới (11-13/10). Tổng lượng mưa phổ biến 100-200 mm/đợt, có nơi trên 250 mm. Thời gian mưa tập trung về chiều và tối.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
