Nam Cực ghi nhận mùa đông lạnh nhất trong lịch sử
Nhiệt độ mùa đông lạnh giá ở Nam Cực trái ngược với xu hướng nắng nóng ở những nơi khác trên thế giới với mùa hè nóng thứ 4 trong lịch sử.
Từ tháng 4 đến tháng 9/2021, một trạm nghiên cứu ở vùng cao nguyên tại Nam Cực, đo được nhiệt độ trung bình -61 độ C. Đó là nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận từ năm 1957, thấp hơn 2,5 độ C so với mức trung bình trong 30 năm gần đây. Kỷ lục trước đó đối với mùa đông lạnh nhất là -60,6 độ C năm 1976, theo phóng viên Stefano Di Battista. Washington Post đã xác nhận kỷ lục này với Richard Cullather, nhà khoa học nghiên cứu ở Văn phòng đồng bộ và thiết lập mô hình toàn cầu của NASA.
Băng trên biển ở Nam Cực. (Ảnh: Hannah Zanowski/Đại học Washington)
Mùa đông lạnh giá nhiều khả năng là kết quả từ xoáy cực mạnh ở tầng bình lưu, lớp thứ hai của khí quyển Trái Đất tính từ mặt đất. "Về cơ bản, gió ở tầng bình lưu vùng cực trở nên mạnh hơn thông thường, đi liền với dòng tia dịch chuyển dần về phía cực", Amy Butler, nhà khoa học khí quyển ở Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), cho biết. "Điều này khiến không khí lạnh bị giữ lại phía trên Nam Cực".
Ngoài ra, xoáy cực mạnh cũng dẫn tới ozone suy giảm nhiều hơn ở tầng bình lưu, khiến xoáy cực càng tăng cường. Khí ozone cấu tạo từ 3 phân tử oxy ở độ cao lớn trong khí quyển. Ozone bảo vệ bề mặt Trái Đất khỏi tia cực tím có hại. Sự suy giảm của ozone có thể khiến lỗ hổng ozone mở rộng phía trên Nam Cực.
Nhờ nhiệt độ lạnh giá, mực băng trên biển quanh Nam Cực ở mức cao thứ 5 trong lịch sử hồi tháng 8. Nhưng băng tan chảy nhanh chóng trong vài tuần tiếp theo. Đến cuối tháng 9, băng trên biển mỏng tới mức thấp nhất. Các nhà khoa học cho biết khí hậu ở Nam Cực có xu hướng thay đổi nhanh chóng và mùa đông lạnh giá không giúp giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ mùa đông ở Nam Cực trái ngược với xu hướng ở những nơi khác trên thế giới. Tháng 7/2021 là tháng nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử. "Mùa đông lạnh là điều thú vị nhưng không thay đổi xu hướng ấm lên trong dài hạn", Eric Steig, nhà khoa học khí quyển ở Đại học Washington, nhấn mạnh. Về lâu dài, giống như phần còn lại của thế giới, Nam Cực đang ấm lên với băng trên biển suy giảm nhanh chóng.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?
