Sâu bướm ăn thịt đồng loại vì chất tự vệ của cây

Sâu bướm ăn thịt đồng loại để sinh tồn khi cây tiết chất tự vệ làm lá kém hấp dẫn hơn.

Các nhà khoa học tại Đại học Wisconsin-Madison phát hiện loài sâu bướm phổ biến ở Mỹ tên Spodoptera exigua, ăn thịt đồng loại khi thấy lá cây cà chua không còn ngon miệng, Science Daily ngày 10/7 đưa tin. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution.

John Orrock, nhà sinh thái học, đồng tác giả nghiên cứu và đồng nghiệp phun 4 loại dung dịch gồm chất tẩy và chất methyl jasmonate cây thường tiết ra để tự vệ trước sâu bướm với nồng độ thấp, vừa và cao lên 10 cây cà chua trong chậu kính. Mỗi chậu cây sau đó được đặt 8 sâu bướm.

Sâu bướm ăn thịt đồng loại vì chất tự vệ của cây
Sâu bướm Spodoptera exigua ăn thịt đồng loại khi thấy lá cây cà chua không còn ngon miệng.

Sau 8 ngày, đội nghiên cứu đếm số sâu và đo vật chất còn lại của cây. "Sâu bướm thực sự chỉ có hai lựa chọn: ăn thịt nhau hoặc ăn lá cây", Orrock nói. "Khi lá cây không còn hấp dẫn, việc ăn một con sâu bướm khác có thể cũng không phải là quyết định tồi".

Sâu bướm ăn sạch lá của những cây cà chua được phun thuốc tẩy hoặc chất tự vệ có nồng độ thấp trước khi ăn thịt đồng loại. Những cây được phun chất tự vệ với nồng độ cao gần như nguyên vẹn. Sâu bướm trên những cây này nhanh tấn công đồng loại hơn.

Theo nghiên cứu, cây thường tiết methyl jasmonate để xua đuổi kẻ tấn công do không thể bỏ chạy. Sự xuất hiện của chất này trong không khí có thể kích thích cây lân cận tiết chất tương tự để tự vệ. Sâu bướm trong tình cảnh đó phải ăn thịt đồng loại để sinh tồn.

"Chúng ta biết loài ăn cỏ nhạy cảm với khả năng tự vệ của cây nhưng đã không đánh giá đúng việc cây tiết ra chất tự vệ có thể tác động đến quyết định ăn thịt đồng loại của sâu bướm", Orrock nói.

Khoa học trước đây biết một số loài sâu bướm ăn thịt đồng loại và cây xanh có các cơ chế tự vệ song không nắm rõ có mối liên hệ giữa hai hiện tượng này hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Lai tạo giống chuối mới để cứu mạng hàng trăm ngàn trẻ em trên thế giới

Lai tạo giống chuối mới để cứu mạng hàng trăm ngàn trẻ em trên thế giới

Tại sao khoa học lại mất công tạo ra loại quả bình dị nhất thế gian là chuối? Đơn giản là vì hàng triệu người sẽ được cứu sống.

Đăng ngày: 11/07/2017
Cỏ cực độc

Cỏ cực độc "lan như cháy rừng" trong nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kinh hoàng đã tạo điều kiện cho loài cỏ dại được mệnh danh là “loài cây nguy hiểm nhất nước Anh” sinh sôi phát triển, Wales Online đưa tin ngày 6/7.

Đăng ngày: 08/07/2017
Vi khuẩn trên xe đẩy trong siêu thị nhiều gấp 361 lần nắm cửa nhà vệ sinh

Vi khuẩn trên xe đẩy trong siêu thị nhiều gấp 361 lần nắm cửa nhà vệ sinh

Theo thử nghiệm kiểm tra mới đây cho thấy, một chiếc xe đẩy trong siêu thị chứa lượng vi khuẩn gấp 361 lần so với các tay cầm cửa nhà vệ sinh.

Đăng ngày: 06/07/2017
Dưa hấu vuông 700 USD/quả của nông dân Nhật

Dưa hấu vuông 700 USD/quả của nông dân Nhật

Dù không có vị ngọt nổi trội, dưa hấu vuông vẫn được nhiều nông dân Nhật Bản ưa trồng do dễ lưu trữ, đóng gói và cắt bổ.

Đăng ngày: 05/07/2017
Trung Quốc lai tạo thành công gạo tím phục vụ việc chữa bệnh ung thư

Trung Quốc lai tạo thành công gạo tím phục vụ việc chữa bệnh ung thư

Các nhà khoa học Trung Quốc đã lai tạo thành công loại gạo tím biến đổi gene giàu chất chống oxy hóa phục vụ việc chữa trị bệnh ung thư và các bệnh khác.

Đăng ngày: 04/07/2017
Dùng nước tiểu tạo ra điện, nhân tiện làm sạch hết mầm bệnh trong nước tiểu

Dùng nước tiểu tạo ra điện, nhân tiện làm sạch hết mầm bệnh trong nước tiểu

Có bao giờ bạn tưởng tượng ra chất lỏng sinh học trong cơ thể được bạn thải ra mỗi ngày sẽ có lúc mang tới ánh sáng cho nhân loại?

Đăng ngày: 26/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News