Sau COP 15 - làm gì để Trái đất bớt nóng?

Trước kết quả có thể xem là thất bại của Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (COP 15), các cơ quan nghiên cứu đành quay về tìm biện pháp thực hiện các sáng kiến kỹ thuật để giảm nhiệt khí quyển Trái đất.


Núi lửa phun lưu huỳnh vào khí quyển

1- Rải sulfat lên khí quyển

Dựa trên thực tiễn vụ nổ núi lửa Pinatubo (Philippines, 1991), bụi lưu huỳnh tung vào khí quyển đã làm nhiệt độ Trái đất giảm 0,5oC trong hai năm sau đó. Nhưng phải giải quyết các hiệu ứng phụ: không tăng tỉ lệ axit trong đại dương, lỗ thủng ozone không rộng ra và không tạo thêm mây mù trên bầu trời.

2- Trồng các cây lương thực có lá trơn

Diện tích trồng các loài cây lương thực rất lớn. Việc chọn lọc, lai tạo hoặc biến đổi gen để lá các loài cây này trơn và bóng hơn giúp phản chiếu nhiều ánh nắng mặt trời trở lại không gian sẽ làm mặt đất mát hơn.

3- Tạo nhiều mây trắng

Mặt đất mát được là nhờ các tầng mây che phủ và càng mát hơn khi các đám mây trở nên trắng hơn, phản chiếu được nhiều bức xạ mặt trời hơn. Có thể tạo ra mây trắng bằng cách bắn lên không trung các nhân ngưng kết hạt nước. Hơi muối bốc lên từ nước biển là thứ nhân có sẵn nhất.

4- Che bóng Trái đất

Ý tưởng có vẻ táo bạo và đầy nguy hiểm: bắn vào khoảng không cách xa mặt đất hàng triệu triệu đĩa nhỏ tạo nên bóng mờ che địa cầu.

5- Trồng rừng nhân tạo

Một biện pháp tốn kém khác là trồng các rừng cây nhân tạo có khả năng hút mạnh CO2. Chỉ cần trồng 100.000 cây loại này có thể hút hết phát thải ô nhiễm của cả nước Anh.

Băng tuyết núi Alps (Thụy Sĩ) tan quá sớm (tháng 6-2008) so với trước đây. Hiện tượng này sẽ làm hàng triệu người thiếu nước sinh hoạt


6- Bón sắt cho các đại dương

Nhằm giúp phiêu sinh thực vật biển phát triển mạnh hơn, quang hợp nhiều hơn, nhờ đó hấp thu nhiều hơn khí thải CO2. Thực nghiệm đã bắt đầu, nhưng người ta sợ rằng về lâu dài sẽ làm tăng tỉ lệ axit trong đại dương.

7- Bắt giữ và chôn lấp carbon

Kỹ thuật này đã được đề cập rất sớm, nhằm chuyển khí thải CO2 từ các nhà máy phát điện chạy than thành chất rắn rồi đem chôn ở các hầm mỏ bỏ hoang. Hi vọng việc này có thể triển khai đại trà từ năm 2015.

8- Trồng tảo trên các kiến trúc cao tầng

Nhằm khai thác khả năng quang hợp của tảo để hấp thu khí thải CO2 trong các thành phố, chuyển hóa thành nhiên liệu để giảm lệ thuộc dầu mỏ. Tảo được trồng trong các ống PBR (photo-bioreactor), phủ bên ngoài các công trình.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News