Sau SARS, Zika, "kẻ thù" của loài người là ve ký sinh?

Chỉ trong 17 năm, loài người phải chống chọi với nhiều dịch bệnh mới như SARS, Ebola, MERS, và mới đây nhất là Zika. Nhưng các nhà khoa học cho rằng mối nguy hiểm tiếp theo sẽ đến từ một loài vật bé nhỏ quen thuộc: ve ký sinh.

Ve (còn gọi là bét hoặc tích) là một nhóm côn trùng nhỏ bé phân bố khắp nơi Trái đất, thuộc lớp động vật hình nhện, sống bằng cách ký sinh và hút máu trên các động vật khác. Ve ký sinh còn là trung gian truyền bệnh từ động vật sang người.

Sau SARS, Zika, kẻ thù của loài người là ve ký sinh?
Ve ký sinh sẽ là mối nguy hại trong tương lai? - (Ảnh: Getty Images).

Năm 1975, loài ve trở nên “nổi tiếng” thế giới vì là trung gian truyền bệnh Lyme. Bệnh này lây truyền từ động vật sang người với tác nhân là xoắn khuẩn Borrelia Burgdorferi.

Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp. Theo thống kê, bệnh Lyme ảnh hưởng đến 300.000 người tại Hoa Kỳ và 65.000 người tại châu Âu mỗi năm.

Theo trang The Guardian, ngày nay, số lượng mầm bệnh sống trong ve ngày càng tăng trong khi số lượng loài ve được phát hiện nhiều hơn.

Biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân khiến cho ve ký sinh “đến gần” với con người hơn. Với quá trình đô thị hóa, môi trường sống tự nhiên của ve dần mất đi, khiến chúng có khả năng “xâm chiếm” lãnh thổ của con người.

Trái đất ấm lên giúp chúng có thể mở rộng địa bàn hoạt động ra những vùng lạnh giá ngày trước khó tiếp cận. Ngoài ra, ngày nay các châu lục không còn tách biệt nhau nhờ hệ thống giao thông vận tải thuận lợi giúp kết nối mọi nơi trên thế giới. Do đó, ve ký sinh có thể “ngao du” khắp thế gian.

Đây là những điều kiện thuận lợi giúp ve ký sinh mở rộng lãnh thổ và thích nghi với môi trường sống mới. Từ đó kéo theo rất nhiều căn bệnh khác do ve ký sinh là vật trung gian truyền bệnh.

Điển hình như bệnh Babesiosis, do ve ký sinh lây truyền loài vi khuẩn tựa như loài truyền bệnh sốt rét gây ra. Các bác sĩ rất khó phát hiện bệnh và tính toán mức độ nhiễm bệnh toàn cầu. Một phần do dấu hiệu của bệnh hệt như những căn bệnh thông thường khác với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, thiếu máu, và buồn nôn.

Khoảng ¼ người trưởng thành nhiễm bệnh vẫn bình thường và không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm bệnh nào, trong khi số còn lại đứng trước nguy cơ tử vong cao.

Sau SARS, Zika, kẻ thù của loài người là ve ký sinh?
Vết cắn của ve ký sinh - (Ảnh: Getty Images).

Ngoài ra còn có bệnh sốt xuất huyết Crimean-Congo, là một trong những căn bệnh gây ra bởi virus CCHF và được ve ký sinh phát tán, hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị.

Thường bệnh sẽ phát triển thành ổ dịch, lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1940. Vào năm 2013, Iran, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan đã ghi nhận hơn 50 trường hợp. Tỷ lệ tử vong ở những người mắc bệnh là từ 10-40%.

Ngoài ra, được khám phá vào năm 2009, virus SFTS gây ra hội chứng sốt cấp tính giảm tiểu cầu đe dọa phần lớn châu Á, nhất là Nhật Bản. Từ năm 2013, gần 60 trong số hơn 260 người nhiễm bệnh này tại Nhật Bản đã tử vong. Hiện chưa có thuốc chữa hay vaccine xin phòng chống virus này.

Dấu hiệu của bệnh rất bình thường, như sốt, tiêu chảy, và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Ve ký sinh ngày càng phổ biến, nguy hiểm và “gắn chặt” với con người. Do đó, chúng ta phải nhận ra mối hiểm họa từ loài vật bé nhỏ này, có thể đến ngay sau mảnh vườn của chúng ta chứ không phải một cánh rừng nhiệt đới xa xôi ở châu Phi hay châu Á.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tác dụng trà đen (hồng trà)

Tác dụng trà đen (hồng trà)

Từ ngàn đời xưa Trà Đen (Hồng Trà) đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, không chỉ là một thức uống ngon mà Trà Đen (Hồng Trà) còn chữa được nhiều bệnh: tiểu đường, tim mạch, giảm stress…

Đăng ngày: 26/02/2018
Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Cụ ông 100 tuổi tên Karu Paswan ở bang Jharkhand phía đông Ấn Độ cho biết ông có sở thích ăn bùn từ năm 11 tuổi, International Business Times đưa tin.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh và gây bệnh ở con người, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu.

Đăng ngày: 25/02/2018
Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì, thủy ngân thời gian dài sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, lên cơn hen, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Đăng ngày: 25/02/2018
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News