Sẽ có một "Siêu trăng máu" xuất hiện ngay tháng 1/2019 sắp tới
Ngay trong tháng 1/2019 sẽ có hiện tượng thiên văn hết sức quan trọng xảy ra là Siêu trăng máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn được xem.
Chỉ còn vài ngày nữa là hết năm 2018. Và ngay trong tháng 1/2019, những người yêu thiên văn trên thế giới sẽ được chứng kiến một sự kiện hết sức quan trọng, mang tên "Siêu trăng máu".
Sẽ chỉ có 1/2 thế giới được quan sát hiện tượng Siêu trăng máu lần này.
Cụ thể, trăng máu (blood moon) ở đây có nghĩa là "nguyệt thực toàn phần" - hiện tượng trăng bị bóng Trái đất che khuất. Nguyệt thực sẽ khiến trăng đổi sang màu đỏ hoặc cam, nên còn được gọi là "trăng máu". Lần này trăng máu lại diễn ra cùng thời điểm Mặt trăng có quỹ đạo gần với Trái đất (Siêu trăng - supermoon), nên mới có tên là Siêu trăng máu.
Tuy nhiên, có một tin buồn đây. Theo thông báo của NASA, sẽ chỉ có 1/2 thế giới được quan sát hiện tượng Siêu trăng máu lần này, và rất tiếc là không có Việt Nam chúng ta. Thời gian Siêu trăng máu xảy ra rơi vào khoảng 10h15 sáng ngày 21/1/2019, nghĩa là chắc chắn chúng ta sẽ không được xem. May mắn lần này thuộc về những người đang sinh sống tại châu Mỹ và châu Phi và một phần của châu Âu.
Tiếc là Việt Nam chúng ta không nằm trong vùng có thể xem được lần Trăng máu này.
Ngoài ra thì tin buồn hơn nữa là lần nguyệt thực kế sẽ xảy ra vào năm 2021, nghĩa là chúng ta sẽ không có cơ hội được xem nguyệt thực trong vòng 2 năm kế tiếp.
Nhưng dẫu sao cũng đừng quá buồn. Trăng máu quả là có đẹp, nhưng cũng không đến nỗi quá hiếm để phải tiếc. Hơn nữa đầu năm 2018, bạn thậm chí từng được chứng kiến một sự được đánh giá là "hiện tượng thế kỷ", là Siêu trăng xanh máu rồi kia mà? Đôi khi cũng cần phải nhường lại may mắn của mình, đúng không?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
