Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào tháng 7

Người yêu thiên văn trên thế giới sẽ có cơ hội quan sát sự kiện nguyệt thực toàn phần kéo dài 103 phút vào hè năm nay.

Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21 sẽ diễn ra vào ngày 27/7/2018, khi Mặt Trăng khuất sau bóng của Trái Đất trong 1 tiếng 43 phút. Không chỉ bị che khuất, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ do phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời, tạo nên cảnh tượng kỳ thú, theo Newsweek.

Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ sẽ diễn ra vào tháng 7
Mặt Trăng chuyển màu đỏ trong suốt nguyệt thực toàn phần. (Ảnh: Phillip Holmes).

Tuy nhiên, người dân ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ không có cơ hội theo dõi sự kiện thiên văn này. Nguyệt thực có thể quan sát rõ nhất ở nhiều nơi thuộc châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, một số nơi tại châu Âu, theo IFL Science.

Trong vòng 100 năm qua, chỉ có 4 lần nguyệt thực toàn phần có thời gian Mặt Trăng hoàn toàn bị che khuất (period totality) có thể sánh ngang với sự kiện vào mùa hè năm nay. Đó là sự kiện nguyệt thực vào ngày 15/6/2011 (100 phút), ngày 16/7/2000 (107 phút), tháng 7/1982 (107 phút) và tháng 7/1935 (101 phút).

Trong một năm Dương lịch, có tối đa 4 lần nhật thực và ba lần nguyệt thực, NASA tổng kết. Nguyệt thực có ba loại là toàn phần, bán phần và nửa tối. Sự kiện vào tháng 7 năm nay là nguyệt thực toàn phần. Loại nguyệt thực này chỉ xảy ra khi trăng tròn và Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm thẳng hàng. Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, Trái Đất sẽ trực tiếp đi qua giữa Mặt Trời và Mặt Trăng và đổ bóng lên vệ tinh tự nhiên của nó.

Sự kiện diễn ra rất chậm, Mặt Trăng sẽ bị che khuất dần sau hơn một giờ. Khi nguyệt thực đạt đỉnh, toàn bộ bóng của Trái Đất gọi là umbra sẽ đổ hoàn toàn lên Mặt Trăng. Mặt Trăng sẽ bị tối và có thể có quầng sáng đỏ mờ do ảnh hưởng từ ánh sáng Mặt Trời. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng khiến Mặt Trăng trở nên đỏ hơn.

"Màu sắc chính xác của Mặt Trăng còn phụ thuộc vào bụi và mây trong khí quyển", NASA cho biết. "Nếu có thêm nhiều hạt trong khí quyển, chẳng hạn như do một vụ phun trào núi lửa diễn ra trước đó, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ sậm hơn".

Sự kiện nguyệt thực này đặc biệt dài do Mặt Trăng sẽ đi qua gần trung tâm của umbra, có nghĩa nó sẽ ở sau bóng Trái Đất lâu hơn. Khi Mặt Trăng chỉ đi qua rìa của umbra, nguyệt thực sẽ ngắn hơn. Trái Đất cũng ở điểm xa nhất với Mặt Trời trong suốt thời gian nguyệt thực, làm bóng của nó trở nên lớn hơn so với bình thường. Mặt Trăng đồng thời ở điểm xa Trái Đất nhất nên càng lọt thỏm trong bóng của Trái Đất hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Thiên hà cách Trái Đất 13,28 tỷ năm ánh sáng

Thiên hà cách Trái Đất 13,28 tỷ năm ánh sáng

Các nhà vũ trụ học tại Đại học College London hôm qua công bố ảnh chụp phóng to và những phát hiện mới về thiên hà MACS1149-JD1, thiên hà xa nhất từng được phát hiện từ trước tới nay.

Đăng ngày: 17/05/2018
Quá trình biến xác chết của Mặt Trời thành tinh vân sáng rực

Quá trình biến xác chết của Mặt Trời thành tinh vân sáng rực

Khi Mặt Trời chết, lõi của nó sẽ nóng lên đủ nhanh để tạo tinh vân hành tinh có thể quan sát từ khoảng cách hai triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 17/05/2018
4 kiểu nổ tạo ra siêu tân tinh

4 kiểu nổ tạo ra siêu tân tinh

Sự sụp đổ của sao siêu khổng lồ hay va chạm giữa hai sao lùn trắng đều có thể dẫn tới sự hình thành của siêu tân tinh.

Đăng ngày: 17/05/2018
Giới nghiên cứu để mất dấu 900 tiểu hành tinh gần Trái Đất

Giới nghiên cứu để mất dấu 900 tiểu hành tinh gần Trái Đất

Các nhà khoa học không thể theo dõi được quỹ đạo của hàng trăm tiểu hành tinh sau lần đầu tiên phát hiện.

Đăng ngày: 16/05/2018
Siêu hố đen lớn gấp 20 tỷ lần Mặt Trời

Siêu hố đen lớn gấp 20 tỷ lần Mặt Trời "ăn" sao liên tục

Hố đen quái vật phàm ăn được phát hiện khi nhóm nghiên cứu quan sát khu vực vũ trụ ở cách 12 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/05/2018
Chân dung gia đình sao lạ dưới công nghệ tia X

Chân dung gia đình sao lạ dưới công nghệ tia X

NGC 6231, nằm cách Trái đất khoảng 5,200 năm ánh sáng, là một thử nghiệm lý tưởng để nghiên cứu một cụm sao trẻ, ở giai đoạn quan trọng trong sự tiến hóa của nó.

Đăng ngày: 16/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News