Sekhmet - Nữ thần Ai Cập cổ và “ma cà rồng đầu tiên của thế giới"

Trong số những vị thần của Ai Cập cổ đại, nữ thần Sekhmet có thể là một trong những huyền thoại lâu đời nhất.

“Sekhmet” bắt nguồn từ ngôn ngữ Ai Cập và mang nghĩa là “quyền lực” hay “ý chí”. Ngoài việc là nữ thần chiến tranh, Sekhmet còn được biết đến với một danh hiệu khác: ma cà rồng đầu tiên trên thế giới.

Sekhmet - Nữ thần Ai Cập cổ và “ma cà rồng đầu tiên của thế giới
Nữ thần Sekhmet - (ẢNH: kemeticallyspeakingblog).

Cụm từ “ma cà rồng” xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1700 mặc dù huyền thoại về những sinh vật giống ma cà rồng đã xuất hiện trước thời điểm này. Thực tế, huyền thoại về sự khát máu của nữ thần Sekhmet đã là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện mà thế giới hằng sợ hãi về Carmaillas, Draculas và Nosferatus.

Sekhmet - Nữ thần Ai Cập cổ và “ma cà rồng đầu tiên của thế giới
Sekhmet, nguồn cảm hứng cho những câu chuyện về Dracula - (ẢNH: nerdist)

Thần Sekhmet có đầu hình sư tử, đại diện cho thế lực đen tối của Mặt trời, là biểu tượng của chiến tranh và sự báo thù. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của thần là bảo vệ chiếc đĩa Mặt trời. Đây là một trong những mâu thuẫn kỳ quặc trong câu chuyện về thần Sekhmet khi mà bà được mệnh danh là ma cà rồng đầu tiên.

Sekhmet bị ám ảnh bởi màu đỏ và luôn xuất hiện trong những trang phục có màu đỏ. Vì vậy Sekhmet hay được biết đến với cái tên "The Red Lady". Trong các trận chiến, bà phục vụ như một vị thần chiến tranh và giúp bảo vệ các Pharaoh.

Sekhmet - Nữ thần Ai Cập cổ và “ma cà rồng đầu tiên của thế giới
The Red Lady - (ẢNH: pinterest).

Người ta tin rằng nữ thần Sekhmet đã cứu cả nhân loại bằng cách uống hết máu tại dòng sông Nin. Một số nhà sử học cho biết hàng năm người Ai Cập phải đối mặt với mối đe dọa sông Nin bị tràn và nhấn chìm toàn bộ người dân. Khi sông tràn và gây lũ lụt, bùn biến nước thành màu đỏ. Những người Ai Cập cổ đại thực sự tin đó là máu và rằng chính nữ thần Sekhmet đã uống hết số máu đó để giải thoát họ khỏi nguy hiểm. Hiện tượng kỳ lạ này đã tái xuất hiện vào năm 2016 vừa qua khi nước sông Nin biến màu máu một lần nữa.

Sekhmet - Nữ thần Ai Cập cổ và “ma cà rồng đầu tiên của thế giới
Sông Nile chuyển màu máu - (ẢNH: trivialdevotion).

Tuy nhiên cơn khát máu của Sekhmet ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát. Sekhmet liên tục gây ra chiến tranh và trở thành một cỗ máy giết người tàn bạo. Điều này trở thành ác mộng đối với những người dân Ai Cập cổ. Sekhmet đã tàn sát hơn một nửa số dân trên toàn lục địa.

Thần Ra nhận ra không có cách nào dừng Sekhmet khỏi cơn khát máu. Ngài ra lệnh cho người dân nhuộm đỏ 7.000 vò rượu rồi đặt trên đất. Thần Sekhmet đã tin rằng đó là máu và uống đến khi say mèm. Lúc này, thần Ra mới có thể biến nữ thần trở lại làm thần tình yêu Hathor (mang hình dạng con bò cái).

Sekhmet - Nữ thần Ai Cập cổ và “ma cà rồng đầu tiên của thế giới
Thần tình yêu Hathor - (ẢNH: everythingselectric).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News