Siêu bão Goni rời Philippines, trận bão khác thành hình lại sắp vào
Bão Goni, cơn bão nhiệt đới mạnh nhất thế giới của năm 2020 sau khi đổ bộ vào phía nam của đảo Luzon ngày 1/11 đã cho thấy sức mạnh của nó với gió mạnh và mưa lớn.
Với sức gió 225km/h, đây là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ Philippines kể từ năm 2015. Cơn bão này đã rời khỏi Philippines và đi vào Biển Đông nhưng để lại ngập lụt sâu ở những vùng nó đi qua.
Theo báo Phil Star, bão Goni đã làm ít nhất 7 người chết do cây đổ, vỡ đê, lũ cuốn. Mưa lớn do bão Goni đã cuốn theo bùn núi lửa từ núi lửa Mayon trôi xuống và ngập lụt nặng nề ở tỉnh Albay và Quezon.
Nước lũ và bùn ngập đến mái nhà ở tỉnh Albay trong một bức ảnh được đăng trên Facebook ngày 1/1 bởi tác giả AJ Miraflor - (Nguồn: Phil Star).
Vùng trung tâm Manila cũng có mưa lớn nhỏ, mưa vừa, thỉnh thoảng có mưa to kèm gió mạnh do mắt bão đi qua khu vực gần thủ đô.
Tuy nhiên, một cơn bão mới đang hình thành ngoài khơi và di chuyển theo hướng tây hướng về vùng biển Philippines trong vòng 24 đến 48 giờ tới.
Theo Cơ quan Quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia, khoảng 1/3 dân số Philippines (19,8-31,1 triệu người) bị ảnh hưởng bởi bão Goni, trong đó khoảng 2,4 triệu người nghèo và 221.000 hộ sống trong những ngôi nhà tạm bợ không kiên cố.
Giao thông gồm dịch vụ hàng không và tàu lửa đều ngừng hoạt động cho đến 10h sáng 2-11. Tình trạng mất điện xảy ra ở nhiều nơi.
Trong ngày hôm nay, Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ đi thăm các tỉnh bị ảnh hưởng của bão Goni và quyết định sẽ mở rộng hỗ trợ từ ngân sách đến đâu cho các địa phương này.
Khoảng 22h tối 1/11, bão Goni đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 10 trong năm 2020.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 22h tối 2-11, tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 420km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/h), giật cấp 13.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10 - 15km. Đến 19h ngày 4-11, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75 - 100km/h), giật cấp 12.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
