Siêu bão trên sao Thổ có hình lục giác hoàn hảo bất ngờ
Một cơn bão hình lục giác khổng lồ xuất hiện trên sao Thổ. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được.
Bạn có thể nhận thấy hình lục giác trên bức hình đen trắng này của sao Thổ.
Mặc dù vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng họ biết do đâu mà cơn bão hình thành. Cơn bão này do tàu Voyager phát hiện ở cực Bắc của sao Thổ trong chuyến thám hiểm hành tinh này vào năm 1981.
Một thập kỷ sau đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã phóng tàu thám hiểm Cassini để tìm hiểu kỹ hơn về cơn bão siêu mạnh vẫn còn tiếp diễn này.
Bão xoáy do các dòng tia gây ra.
Tuy vậy, một nhóm các nhà khoa học ở Trường đại học Havard, Mỹ, đã xây dựng một mô hình khí quyển cho thấy cơ bão này sâu hàng nghìn km. Họ đã kiểm tra lý thuyết này trong một phòng thí nghiệm và cho rằng nguyên nhân sâu xa của cơn bão có thể giải thích cho hình thù lục giác tồn tại rất lâu trên bề mặt của nó.
Mô hình này dựa trên các giả thuyết bão trước đây cho rằng các dòng tia trong khí quyển sao Thổ hoặc trong khối áp suất của cơn bão chính là nguyên nhân khiến cho nó có hình lục giác. Những biến đổi nhiệt độ ở độ sâu luôn xoay chuyển của cơn bão, giữa các luồng khí trên hành tinh này có thể chính là nguyên nhân tạo ra hình thù đặc biệt của cơn bão.
Các nhà nghiên cứu xây dựng mô hình 3D để tái tạo một cơn bão có hình thù lạ lùng.
Các nhà khoa học giải thích rằng phân tích mô hình mô phỏng cho thấy nhiễu loạn tự thân dưới dạng các xoáy khổng lồ đã tạo ra phản lực hướng về phía Đông tạo nên các hình đa giác. Đây chính là cơ chế tạo nên kiểu dòng xoáy lục giác của cơn bão trên sao Thổ.
Lý thuyết của nhóm nghiên cứu sẽ hữu ích cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai.
Mô hình này cũng có một số nhược điểm, như là không tích hợp tất cả các yếu tố trong khí quyển của sao Thổ. Mặc dù vậy, nó cũng giúp cho các nghiên cứu sau này đi đúng hướng và gợi mở thêm nhiều điều chúng ta chưa biết về hành tinh này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
