Siêu cỗ máy này của Trung Quốc có thể "xé nát" vũ trụ?
Trung Quốc đang dự định xây dựng một máy gia tốc hạt có độ dài khoảng 54km – dài gấp đôi và mạnh gấp 7 lần Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider – LHC) được đặt tại Thụy Sĩ.
Với kích thước lớn hơn rất nhiều Máy gia tốc hạt lớn (LHC), nhiều nhà khoa học lo ngại về những nguy cơ mà cỗ máy gia tốc Trung Quốc dự định chế tạo có thể mang lại. (Ảnh: Getty).
Được biết, dự án này đang khiến nhiều nhà khoa học lo ngại vì thiết kế khổng lồ của nó. Trả lời phỏng vấn với tờ Daily Galaxy, nhà vật lý thiên văn học có tên Martin Rees cho rằng “có khả năng máy gia tốc của Trung Quốc có thể tạo ra một "thảm họa với quy mô bao trùm cả bản thân vũ trụ"”?!
Tuy nhiên, ông Wang Yifang – giám đốc Viện Vật lý Tức thời Cao cấp – đã lên tiếng trấn an về khả năng này.
“LHC đang chạm tới ngưỡng năng lượng của nó. Hiện tại, việc gia tốc năng lượng nhanh chóng với cơ sở của LHC dường như là điều không thể”, ông Yifang nói.
“Hướng đi kỹ thuật mà chúng tôi chọn với máy gia tốc mới khác với LHC. Trong khi LHC được thiết kế để cho các hạt proton va chạm với nhau, máy gia tốc của Trung Quốc sẽ sản sinh ra các hạt Higgs và nhiều hạt khác”.
Được biết, theo dự kiến, chiếc máy gia tốc không lồ của Trung Quốc sẽ được chế tạo ở điểm bắt đầu của Vạn Lý Trường Thành. Dự án sẽ bắt đầu trước năm 2021 và sẵn sàng đi vào hoạt động vào năm 2055.
LHC là máy gia tốc hạt lớn nhất và mạnh nhất thế giới do CERN xây dựng. LHC được chứa trong một đường hầm có chu vi 27 km, ở độ sâu 175 m so với mặt đất, tại một khu vực gần Geneva, Thụy Sĩ. Nơi này được thiết kế để thực hiện các thí nghiệm va chạm trực diện giữa các hạt proton. Bức xạ được sinh ra từ quá trình hoạt động của phòng thí nghiệm khổng lồ này sẽ không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào, vì nó được thiết kế với các lớp đá chắn dày xung quanh. |