Siêu lỗ đen "ma" bằng 800 triệu Mặt trời hé lộ hiện tượng lạ

Nghiên cứu mới từ Canada đã tìm ra bằng chứng về những siêu lỗ đen có nguồn gốc khác thường bằng cách nhìn xuyên thời gian vào các vật thể ma tuổi đời trên 13 tỉ năm.

Sử dụng dữ liệu về lỗ đen 83 SMBHs cách chúng ta 13,05 tỉ năm ánh sáng được phát hiện qua Kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawaii - Mỹ, nhóm nghiên cứu từ Đại học Western (Canada) đã tìm ra những bằng chứng về cách ra đời khác thường của lỗ đen chỉ tồn tại trong buổi bình minh vũ trụ.

Siêu lỗ đen ma bằng 800 triệu Mặt trời hé lộ hiện tượng lạ
Mô phỏng về "quái vật" sơ khai của vũ trụ - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Khoảng cách này đồng nghĩa với việc những gì quan sát được đã xảy ra tận hơn 13 tỉ năm trước nhưng đến tận bây giờ, ánh sáng từ nó mới đi được đến đôi mắt người trái đất và tạo ra hình ảnh chúng ta thấy. Thời điểm đó, vũ trụ còn trong giai đoạn sơ khai. Vì vậy, lỗ đen siêu khối 83 SMBHs chính là một trong những vật thể đầu tiên được sinh ra trong vũ trụ. Nó có khối lượng lên tới 800 triệu Mặt trời và đã hình thành hoàn toàn lúc 690 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.

Trước đây, các lý thuyết cho rằng lỗ đen được hình thành khi một ngôi sao siêu lớn sụp đổ. Tuy nhiên, với lỗ đen siêu khối cổ xưa này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng không hề có một ngôi sao nào chết đi và sinh ra nó. Lỗ đen này xuất hiện sau một sự "sụp đổ trực tiếp", tức nó và nhiều lỗ đen đồng trang lứa khác dường như sinh ra từ hư không trong khoảng 800 triệu năm đầu tiên sau vụ nổ Big Bang.

Lỗ đen siêu khối chính là thứ mà giới yêu thiên văn gọi là các lỗ đen "quái vật", chỉ những lỗ đen cực to với nguồn năng lượng cực mạnh.

Siêu lỗ đen ma bằng 800 triệu Mặt trời hé lộ hiện tượng lạ
83 SMBHs (sau mũi tên) trong hình ảnh do Kính viễn vọng Subaru chụp lại - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Tuy nhiên, thế hệ "quái vật" sơ khai này đã ngừng tăng trưởng sau một thời gian hoành hành. Theo giáo sư vật lý thiên văn Shantanu Basu, một trong các tác giả, họ đã phát triển một mô hình toán học và tìm ra lời giải: giới hạn Eddington. Đó là khi vũ trụ đông đúc thêm, bức xạ từ các ngôi sao và lỗ đen khác dần ảnh hưởng và chế ngự được những "quái vật" cổ xưa.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tưởng đơn giản, hóa ra tiếng

Tưởng đơn giản, hóa ra tiếng "beep" của thiết bị điện tử lại có ý nghĩa và nguồn gốc rất sâu xa

Âm thanh đánh dấu mốc chuyển mình của cả một thời đại.

Đăng ngày: 02/07/2019
Nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019 nhưng kể cả người ngắm chưa chắc đã vui

Nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019 nhưng kể cả người ngắm chưa chắc đã vui

Tại sao lại như vậy nhỉ? Đây vốn là sự kiện được giới thiên văn ngóng chờ rất nhiều mà?

Đăng ngày: 02/07/2019
Lần thứ hai khoa học tìm ra nguồn phát sinh những vụ bùng nổ sóng vô tuyến bí ẩn

Lần thứ hai khoa học tìm ra nguồn phát sinh những vụ bùng nổ sóng vô tuyến bí ẩn

Cho tới giờ, ta vẫn chưa biết cái gì gây nên những vụ bùng nổ sóng vô tuyến FRB.

Đăng ngày: 02/07/2019
4 tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất

4 tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất

Đây là 4 tiểu hành tinh có thể va vào Trái đất trong tương lai gần và gây ra những tác động khủng khiếp.

Đăng ngày: 01/07/2019
NASA vừa mở 2 nhiệm vụ mới để tìm hiểu kỹ hơn về Mặt trời

NASA vừa mở 2 nhiệm vụ mới để tìm hiểu kỹ hơn về Mặt trời

Ngôi sao gần nhất, đem lại sự sống cho chúng ta vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá.

Đăng ngày: 01/07/2019
Dải Ngân hà “nhăn nheo vì va chạm”

Dải Ngân hà “nhăn nheo vì va chạm”

Vài triệu năm trước, Antlia đã di chuyển qua thiên hà của chúng ta, làm đĩa thiên hà “nhăn nheo tựa như tấm tôn lợp nhà”

Đăng ngày: 30/06/2019
Đến năm 2020, Việt Nam sẽ phóng thêm 3 vệ tinh lên không gian

Đến năm 2020, Việt Nam sẽ phóng thêm 3 vệ tinh lên không gian

Đến năm 2022, chúng ta sẽ phóng thêm 3 vệ tinh nữa là NanoDragon, LOTUSat-1 và LOTUSat-2. Trong đó, LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là các vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác của các chuyên gia tới từ Nhật Bản.

Đăng ngày: 29/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News