Siêu lục địa khiến lớp phủ Trái đất tách đôi

Lớp phủ Trái đất bị tách thành hai miền là miền châu Phi và miền Thái Bình Dương khi siêu lục địa Pangaea vỡ ra.

Lớp phủ của Trái đất bị chia tách bởi Vành đai lửa Thái Bình Dương, cấu trúc cổ đại phản ánh sự hình thành và hủy diệt của siêu lục địa Pangaea. Một bên chứa phần lớn đất đai trên Trái đất. Mang tên miền châu Phi, khu vực này trải rộng từ vùng ven biển phía đông châu Á và Australia tới châu Âu, châu Phi và Đại Tây Dương ở vùng ven biển phía tây Bắc Mỹ. Phần còn lại là miền Thái Bình Dương bao gồm đại dương cùng tên. Ở dưới miền châu Phi, lớp phủ chứa nhiều nguyên tố và các đồng vị của chúng với độ đa dạng lớn hơn nhiều miền Thái Bình Dương, theo Live Science.

Siêu lục địa khiến lớp phủ Trái đất tách đôi
Trái đất từng được bao phủ bởi một siêu lục địa duy nhất là Pangaea. (Ảnh: How Stuff Works).

Điều đó phản ánh hai chu kỳ siêu lục địa cuối cùng trong một tỷ năm qua, theo đồng tác giả nghiên cứu Luc Doucet, nghiên cứu sinh khoa học Trái đất và hành tinh ở Đại học Curtain tại Anh. Trong khoảng thời gian đó, có hai siêu lục địa tồn tại, đầu tiên là Rodinia (hình thành khoảng 1,2 tỷ năm trước và tan vỡ cách đây 750 triệu năm), và Pangaea (hình thành khoảng 335 triệu năm trước và tan vỡ 200 triệu năm trước). "Những gì chúng tôi quan sát hiện nay về cơ bản là điều xảy ra trong quá trình chuyển tiếp từ Rodinia tới Pangaea và sau đó Pangaea, tan vỡ", Doucet nói.

Những siêu lục địa này hợp nhất ở miền châu Phi. Khi đại dương khép lại giữa chúng, vỏ đại dương trượt xuống dưới lục địa trong quá trình mang tên hút chìm, đôi khi kéo đá ở lục địa xuống theo. Hoạt động này đưa những nguyên tố và đồng vị từ vỏ lục địa xuống lớp phủ bên dưới siêu lục địa đang phát triển, Doucet giải thích. Băng chuyền địa chất đó tiếp tục ở dạng hơi khác sau khi siêu lục địa ra đời. Vỏ đại dương ở rìa của Rodinia và sau này là Pangaea, chìm xuống dưới vỏ lục địa, làm xói mòn một phần đá lục địa. Quá trình tạo ra hiệu ứng hình phễu.

Ngay cả sau khi Pangaea tan vỡ, những dấu hiệu vẫn lưu lại trên lớp phủ nông và sâu, theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Geoscience. Doucet và Zheng-Xiang Li, giáo sư danh dự ở Đại học Curtin, tập trung vào magma của lớp phủ nông trong nghiên cứu mới. Họ kiểm tra 3.983 mẫu vật từ sống núi giữa đại dương, nơi mảng kiến tạo cách xa nhau và magma từ lớp phủ nông tràn lên, cứng thành đá núi lửa hay basalt.

Nhóm nghiên cứu sau đó sử dụng học máy để so sánh thành phần nguyên tố và đồng vị của mẫu vật basalt trên khắp thế giới và từ cùng thời kỳ. Tương tự magma từ lớp phủ sâu, họ nhận thấy lớp phủ nông chia thành miền châu Phi và Thái Bình Dương. Phát hiện hé lộ nhiều hơn về những quá trình gắn kết lớp phủ với mặt đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Turbine gió trên bờ lớn nhất thế giới ở Trung Quốc

Turbine gió trên bờ lớn nhất thế giới ở Trung Quốc

Turbine trên bờ lắp đặt ở tỉnh Cát Lâm có đường kính rotor 270m và cánh quạt dài 131m, sản xuất đủ điện cho 160.000 hộ gia đình hàng năm.

Đăng ngày: 28/10/2024
Thời kỳ Địa Trung Hải khô cạn thành sa mạc mặn

Thời kỳ Địa Trung Hải khô cạn thành sa mạc mặn

Chuyển động của mảng kiến tạo và mực nước biển giảm từng ngăn cách biển Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, khiến nước biển bốc hơi và tạo thành lưu vực mặn rộng lớn.

Đăng ngày: 28/10/2024
Tai nạn lặn tồi tệ nhất trong lịch sử

Tai nạn lặn tồi tệ nhất trong lịch sử

Một sai lầm nhỏ khi vận hành thiết bị khiến một nhóm thợ lặn làm việc ở giàn khoan trên Biển Bắc năm 1983 trải qua cái chết vô cùng đau đớn.

Đăng ngày: 28/10/2024
Tháp vũ khí khổng lồ trở thành kỳ quan thế giới cổ đại

Tháp vũ khí khổng lồ trở thành kỳ quan thế giới cổ đại

Thất bại trong trận công thành hơn 2.300 năm trước, nhiều bộ phận của tháp gỗ bọc sắt Helepolis bị nấu chảy để xây Tượng Thần Mặt Trời Rhodes.

Đăng ngày: 27/10/2024
Sự thật bất ngờ về màu vàng như nghệ của phô mai

Sự thật bất ngờ về màu vàng như nghệ của phô mai

Đằng sau những miếng phô mai vàng óng hấp dẫn mà chúng ta vẫn thưởng thức, là một câu chuyện thú vị và phức tạp về sự biến đổi của màu sắc.

Đăng ngày: 27/10/2024
Phương pháp mới khai thác lithium trong hồ nước mặn

Phương pháp mới khai thác lithium trong hồ nước mặn

Phương pháp mới cho phép khai thác tới 90% lithium từ những hồ nước mặn ở độ cao lớn, đồng thời không làm cạn kiệt nguồn nước ngọt.

Đăng ngày: 26/10/2024
Trung Quốc sản xuất xylanh thủy lực mạnh nhất thế giới

Trung Quốc sản xuất xylanh thủy lực mạnh nhất thế giới

Cao bằng tòa nhà 10 tầng, xylanh thủy lực mới của Trung Quốc sẽ được sử dụng để xây nền móng cho các dự án kỹ thuật trên biển.

Đăng ngày: 26/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News