Siêu núi lửa ở Mỹ có thể bùng nổ sớm và quét sạch sự sống
Các nhà khoa học làm việc tại Vườn Quốc gia Yellowstone cho biết siêu núi lửa nằm dưới điểm du lịch này có thể phun trào sớm hơn dự kiến và quét sạch sự sống trên hành tinh.
Theo National Geographic, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Arizona đã phân tích các khoáng chất trong tro bụi hoá thạch từ vụ phun trào gần đây và phát hiện những thay đổi về nhiệt độ và thành phần có thể chỉ bắt đầu từ vài thập kỷ.
Suối nước nóng Grand Prismatic ở Vườn Quốc gia Yellowstone, bang Wyoming, Mỹ là một trong số các địa điểm thủy nhiệt do siêu núi lửa tạo ra. (Ảnh: Đại học Utah).
Phát hiện này đã được giới thiệu trong một hội nghị nghiên cứu núi lửa gần đây. Trước đó, một nghiên cứu năm 2011 cho thấy mặt đất phía trên hồ chứa magma ở Yellowstone đã dày lên khoảng 25cm trong 7 năm.
Bob Smith, chuyên gia về núi lửa Yellowstone thuộc trường Đại học Utah, cho biết: "Đây là một sự tăng lên bất thường bởi nó bao phủ một khu vực rộng lớn với tỷ lệ rất cao".
Khoảng 630.000 năm trước, một vụ phun trào mạnh mẽ đã làm rung chuyển khu vực và tạo ra miệng núi lửa Yellowstone, một hố lòng chảo rộng 64km2 chiếm phần lớn công viên ngày nay.
Các nhà nghiên cứu cho biết siêu núi lửa có khả năng phun ra hơn 1.000 km3 đá và tro bụi, một sự kiện có thể khiến hầu hết nước Mỹ chìm trong tro và khiến Trái Đất rơi vào mùa đông núi lửa.
Giả thuyết về vụ phun trào xảy ra sớm hơn dự kiến được Hannah Shamloo và một số đồng nghiệp đưa ra sau vài tuần nghiên cứu tại Lava Creek Tuff của Yellowstone, mỏ khoáng chất hóa thạch từ vụ phun trào trước đây.
Công viên quốc gia Yellowstone trải rộng qua các bang miền trung nước Mỹ là Wyoming, Idaho và Montana. (Đồ họa: Daily Mail).
Qua phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy những thay đổi về nhiệt độ, áp suất và lượng nước bên dưới núi lửa đã xảy ra nhanh hơn so với quá trình thông thường có thể kéo dài hàng nghìn năm.
"Thật đáng kinh ngạc khi thấy hệ thống núi lửa chỉ cần thời gian ngắn để chuyển từ trạng thái yên tĩnh sang giai đoạn sắp phun trào", Shamloo nói với New York Times. Cô cũng cảnh báo rằng cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận rõ ràng.
Núi lửa ở Mexico thức giấc sau 2 trận động đất liên tiếp Sau 2 trận động đất kinh hoàng khiến hàng trăm người thiệt mạng, núi lửa Popocatepetl hoạt động trở lại, đe dọa tới cuộc sống của nhiều người.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?
Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Sấm sét là gì? Tại sao có sấm sét?
Một hiện tượng thiên nhiên đặc biệt phổ biến xảy ra ở khắp mọi nơi trên trái đất của chúng ta, đó là sấm sét. Nó là một luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ mà nó phóng xuống.
