Siêu sao chổi xâm nhập Hệ Mặt trời, phun các khối xây dựng sự sống khắp nơi

Sao chổi núi lửa băng đường kính 60km đã phun trào dữ dội hơn 1 triệu tấn khí, băng và các khối xây dựng sự sống tiềm năng khắp vùng không gian bên trong Hệ Mặt trời.

Theo Live Science, đó là sao chổi đặc biệt dễ bay hơi tên 29P/Schwassmann-Wachmann (29P), mất khoảng 14,9 năm để quay quanh Mặt trời và được xác định là sao chổi hoạt động mạnh nhất trong hệ sao của chúng ta.

NASA cho biết 29P là một thành viên trong khoảng 100 sao chổi "nhân mã" bị đẩy từ Vành đai Kuiper, một cấu trúc đầy các sao chổi và tiểu hành tinh lạnh giá ở "rìa" của Hệ Mặt trời, rất xa bên ngoài quỹ đạo sao Hải Vương, vào nơi gần Mặt trời hơn.

Hiện nó đã xâm nhập sâu vào Hệ Mặt trời, chủ yếu lang thang ở khu vực từ Sao Mộc đến Sao Hải Vương.

Siêu sao chổi xâm nhập Hệ Mặt trời, phun các khối xây dựng sự sống khắp nơi
Bức ảnh hồng ngoại chụp một đợt thăng hoa bùng nổ của 29P khi bay gần Mặt trời - (Ảnh: NASA)

Nghiên cứu mới xuất phát từ việc nhà thiên văn nghiệp dư tên Patric Wiggins tình cờ quan sát được 29P đã tăng độ sáng đáng kể. Các quan sát tiếp nối sau đó đã giúp Hiệp hội Thiên văn học Anh (BAA) kết luận nó vừa trải qua một đợt phun trào mạnh, như núi lửa phun.

Nhưng khác với núi lửa, sao chổi 29P phun ra khối vật chất toàn khí lạnh, băng và đặc biệt là các khối xây dựng sự sống - cũng được "đóng gói" trong băng giá.

Ước tính lượng vật chất mà vụ phun trào này giải phóng lên tới hơn 1 triệu tấn, là một vụ phun trào bất thường trong toàn thế giới sao chổi. Theo BAA, chiếc đuôi từ vụ phun trào kéo dài tận 56.000km.

Theo NASA, "cryomagma" - dạng "magma" đặc biệt từ sao chổi - của 29P chủ yếu là carbon monoxide, khí ni-tơ, một số chất rắn băng giá và hydrocarbon lỏng, "có thể đã cung cấp một số nguyên liệu thô hình thành sự sống trên Trái đất".

Phát ngôn này bắt nguồn từ việc nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy các sao chổi cùng loại và tiểu hành tinh chính là những "chuyến tàu sự sống" đã gieo mầm cho Trái đất sơ khai hàng tỉ năm trước. Rất nhiều cấu trúc sinh học sơ khai đã được xác định trong các vật thể cổ đại tương tự.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tiết lộ hộp bí mật đang mang sự sống Trái đất đến hành tinh khác

NASA tiết lộ hộp bí mật đang mang sự sống Trái đất đến hành tinh khác

Lặng lẽ đi cùng tàu vũ trụ Artemis I của NASA là chiếc hộp bí mật chỉ to bằng hộp đựng giày, mang theo những thứ đặc biệt từ Trái Đất.

Đăng ngày: 03/12/2022
Sắp có mưa sao băng đẹp nhất năm, người Việt Nam ngắm thế nào?

Sắp có mưa sao băng đẹp nhất năm, người Việt Nam ngắm thế nào?

Mưa sao băng Geminids – một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ đạt cực đại vào đêm 13, rạng sáng ngày 14/12 tới.

Đăng ngày: 03/12/2022
Kính viễn vọng James Webb chụp ảnh thiên hà va chạm dữ dội

Kính viễn vọng James Webb chụp ảnh thiên hà va chạm dữ dội

NASA hôm 1/12 công bố một bức ảnh chụp tuyệt đẹp về sự kiện va chạm thiên hà ZW II 96 ở cách xa khoảng 500 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 03/12/2022
Phát hiện lỗ đen quái vật nuốt sao, phun xác vào Trái đất

Phát hiện lỗ đen quái vật nuốt sao, phun xác vào Trái đất

21 kính viễn vọng khắp thế giới đang hướng về phía lỗ đen quái vật xa nhất và cổ quái nhất từng được biết, nơi luồng năng lượng từ cõi chết đang phóng vào Trái đất.

Đăng ngày: 02/12/2022
Nếu Mặt trăng lại gần Trái đất, chuyện gì sẽ xảy ra?

Nếu Mặt trăng lại gần Trái đất, chuyện gì sẽ xảy ra?

Mặt trăng chính là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất. Trên thực tế, Mặt trăng bay xung quanh Trái đất với tốc độ ổn định, khoảng 1km/s.

Đăng ngày: 02/12/2022
Công ty Mỹ giành hợp đồng xây dựng hạ tầng Mặt trăng

Công ty Mỹ giành hợp đồng xây dựng hạ tầng Mặt trăng

NASA đã trao hợp một đồng trị giá 57,2 triệu USD cho công ty ICON để phát triển công nghệ xây dựng trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 02/12/2022
Trạm không gian Trung Quốc làm nên điều bất ngờ trên quỹ đạo Trái đất?

Trạm không gian Trung Quốc làm nên điều bất ngờ trên quỹ đạo Trái đất?

Phi thuyền Thần Châu 15 chở 3 phi hành gia Trung Quốc đã cập bến Trạm Không gian Thiên cung (TSS) vào ngày 30-11, mở ra kỷ nguyên mới cho chương trình vũ trụ của quốc gia này.

Đăng ngày: 01/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News