"Siêu tế bào" đánh bại ung thư, nhiễm trùng và sự lão hóa

Một nhóm khoa học gia hàng đầu tại Mỹ đang bắt đầu một dự án quy mô lớn nhằm chỉnh sửa gene tế bào người để tạo ra các "siêu tế bào" có thể kháng virus.

Con người đang bị bủa vây trong nhiều căn bệnh: nhiễm trùng đa kháng thuốc do virus, các loại ung thư, bức xạ, biến đổi khí hậu; cũng như luôn ước ao được trẻ lâu, sống thọ. Dự án Genome tập trung nhiều nhà di truyền học hàng đầu của Mỹ đang tìm cách đối phó với những nỗi lo đó. Họ tuyên bố sẽ nỗ lực để tạo ra phép màu trong vòng 1 thập kỷ.

Siêu tế bào đánh bại ung thư, nhiễm trùng và sự lão hóa
Công nghệ gene sẽ giúp con người đánh bại nhiễm trùng, ung thư và cả sự lão hóa? - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Sử dụng công nghệ chỉnh sửa gene nổi tiếng CRISPR, các nhà khoa học tham vọng thực hiện 400.000 thay đổi trong DNA của con người để tạo ra các "siêu tế bào" hay "tế bào siêu an toàn", miễn nhiễm trước các yếu tố nguy hại hàng đầu trong cuộc sống.

Một trong các nhà khoa học đứng đầu dự án – giáo sư George Church (Trường Y Harvard) cho biết họ đã thử nghiệm trên vi khuẩn E.coli. Một giống E.coli mới đã được tái sinh thành công và có khả năng kháng virus cực kỳ mạnh mẽ sau 321 thay đổi được thực hiện trên bộ gene.

Nhưng quá trình giải mã và thay đổi bộ gene của thực vật hay động vật có vú sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Để thực hiện điều này ở con người, họ phải thực hiện 400.000 động tác chỉnh sửa để loại bỏ các codon dư thừa ra khỏi 20.000 gene của con người. Đó là lý do họ cần đến một thập kỷ. Đây cũng không phải là quãng thời gian quá dài cho một công việc khó khăn đến thế.

Công nghệ nghe có vẻ xa vời này sẽ được ứng dụng trong việc xử lý các căn bệnh nan y, các rủi ro trong công nghiệp năng lượng, hóa chất, nông nghệp và các quy trình sinh học, theo giáo sư Jef Boeke, Giám đốc Viện Hệ thống di truyền tại Trung tâm y tế Langone.

Làm cho các tế bào đề kháng với virus cũng có thể là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng đề kháng thuốc kháng sinh mà loài người đang gặp phải.

Ngoài ra, việc làm cho các tế bào đề kháng với cả quy trình lão hóa tự nhiên, sự đóng băng hay bức xạ sẽ giúp con người tiến gần hơn ước mơ có một thanh xuân kéo dài, sống trường thọ và có thể sống ở các môi trường khắc nghiệt, ô nhiễm mà cơ thể không bị tổn hại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Báo động hạt nhựa siêu nhỏ trong bia

Báo động hạt nhựa siêu nhỏ trong bia

Đây là loại hạt có đường kính dưới 5 micromet, được chia nhỏ từ các mảnh rác nhựa lớn hơn và phải mất nhiều trăm năm đến vài ngàn năm mới phân hủy hết trong môi trường tự nhiên.

Đăng ngày: 04/05/2018
Ca ghép cùng lúc 3 tạng đầu tiên ở châu Á

Ca ghép cùng lúc 3 tạng đầu tiên ở châu Á

"Bệnh nhân tương đối ổn định, không có dấu hiệu đào thải và tim, gan, thận mới đang hoạt động hiệu quả", bác sĩ Yongyut Sirivatanauksorn cho biết.

Đăng ngày: 04/05/2018
Cảnh báo nguy cơ nhiễm virus viêm gan B và HIV qua dụng cụ cắt tóc tại Nam Phi

Cảnh báo nguy cơ nhiễm virus viêm gan B và HIV qua dụng cụ cắt tóc tại Nam Phi

Theo Tiến sĩ Spengane, dù chưa tìm thấy virus HIV trên các dụng cụ được đưa về phòng thí nghiệm, nhưng trên lý thuyết, hoàn toàn có thể có nguy cơ lây truyền HIV qua đường này.

Đăng ngày: 04/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News