Singapore biến vỏ sầu riêng thành băng y tế
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) phát triển thành công quy trình biến chất thải thực phẩm thành băng gel kháng khuẩn.
Quy trình bao gồm việc cắt nhỏ và đông khô vỏ sầu riêng bỏ đi, sau đó chiết xuất bột cellulose và trộn với glycerol. Hỗn hợp này tạo ra hydrogel mềm và cuối cùng được cắt thành các dải băng gel kháng khuẩn.
Đĩa Petri chứa các bước biến vỏ sầu sầu riêng thành băng kháng khuẩn, với sản phẩm cuối cùng đặt cạnh băng y tế thông thường để so sánh. (Ảnh: Reuters)
"Ở Singapore, chúng tôi tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng mỗi năm. Ngoài phần múi (thịt), chúng tôi không thể làm gì nhiều với vỏ và hạt. Vỏ sầu riêng - chiếm hơn một nửa thành phần của sầu riêng - thường bị vứt bỏ và đốt, góp phần tạo ra chất thải môi trường", Giáo sư William Chen, Giám đốc chương trình khoa học và công nghệ thực phẩm tại NTU, cho hay.
Nhóm nghiên cứu nói thêm rằng công nghệ này cũng có thể biến chất thải thực phẩm khác như hạt đậu nành và ngũ cốc đã qua sử dụng thành hydrogel, giúp hạn chế lãng phí thực phẩm của đất nước.
So với băng y tế thông thường, băng organo-hydrogel có thể giữ cho vùng vết thương mát và ẩm hơn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành. Bên cạnh đó, việc sử dụng chất thải thực phẩm và nấm men để làm băng kháng khuẩn tiết kiệm chi phí hơn so với các loại băng có đặc tính kháng khuẩn đến các hợp chất kim loại đắt tiền như ion bạc hoặc đồng.
Giáo sư William Chen (trái) và Tiến sĩ Tracy Cui, các tác giả của nghiên cứu. (Ảnh: Reuters).
"Ưu điểm của loại băng y tế này là: ẩm! Vì vậy, nó ngăn vết thương bị khô và giảm cảm giác ngứa, thích hợp cho những người mắc bệnh về da như bệnh chàm", Chen nhấn mạnh.
Tan Eng Chuan (75 tuổi) là một người buôn bán sầu riêng. Khi vào mùa, ông bán được ít nhất 30 thùng sầu riêng mỗi ngày, tương đương 1.800kg. Chia sẻ với Reuters, ông tin rằng việc tận dụng các phần bỏ đi của trái cây làm băng y tế là một sự đổi mới, giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn.

Xe để lâu ngày không sử dụng cần lưu ý điều gì?
Để đảm bảo chiếc xe luôn vận hành ổn định sau nhiều ngày không sử dụng, hãy lưu ý những vấn đề sau đây.

Trang trại nổi - Tương lai của ngành chăn nuôi Hà Lan
Là một trong những quốc gia " trũng" nhất thế giới, Hà Lan đang phát triển mô hình trang trại nổi như một cách thích nghi với biến đối khí hậu.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tạo oxy
Trong lĩnh vực thiết bị y tế, máy tạo oxy là một thiết bị có chức năng làm giàu oxy từ khí trời (làm đậm đặc và tăng nồng độ oxy) với nồng độ oxy ngõ ra khoảng 90-95%.

Các nhà khoa học Singapore nghiên cứu dùng vỏ me làm vật liệu lưu trữ năng lượng
Vỏ me giàu carbon, độ xốp cao, được các nhà khoa học tạo thành các tấm nano carbn có khả năng tích tụ điện

Trồng xoài kiểu Úc: Mẹo "thúc" cây ra quả sớm
Leo Skliros, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Xoài Lãnh thổ phía Bắc nước Úc, có khả năng giúp cây xoài ra hoa và ra quả sớm vào mùa đông (tháng 7).

Cận cảnh ô tô điện đi 100km tốn 15.000 tiền điện của thợ Việt, được báo ngoại ca ngợi
Mới đây, sản phẩm của người thợ Việt đã gây chú ý trên trang tin tổng hợp Newflare của Anh.
