Sinh vật 500 triệu năm tuổi có quan hệ lâu đời nhất với bọ cạp và nhện
Loài mới được xác định từ hóa thạch trong mỏ đá Burgess Shale ở Canada. Khu vực này chứa rất nhiều sinh vật hóa thạch và được biết đến là nơi bảo tồn các mô mềm cực kỳ tốt.
Có niên đại 508 triệu năm, những sinh vật mang cho chúng ta biết về cuộc sống tồn tại vào cuối vụ nổ Cambri, một sự kiện cách đây 541 triệu năm đã chứng kiến sự trỗi dậy của hầu hết các loài động vật lớn.
Hình ảnh mô tả loài sinh vật có tên Mollisonia plenovenatrix.
Các thành viên hóa thạch của chi Mollisonia đã được tìm thấy trước đây, lần đầu tiên được phát hiện cách đây hơn một thế kỷ bởi nhà nghiên cứu sinh vật học người Mỹ, Charles Doolittle Walcott. Tuy nhiên, những phát hiện mới cho chúng ta nhiều thông tin chi tiết hơn.
Đây là lần đầu tiên bằng chứng về tay chân và các mô mềm khác của loại động vật này được mô tả, đó là chìa khóa để tiết lộ mối quan hệ của nó.
Bằng cách nào đó, các nhà nghiên cứu không thể tưởng tượng rằng chúng ta có thể khám phá lại Burgess Shale được nhiều thứ như vậy.
M. plenovenatrix được mô tả nhỏ bé có kích thước bằng ngón tay cái nhưng vẫn hùng mạnh và là một kẻ săn mồi đáng sợ. Nó có đôi mắt to, đôi chân dài và nhiều cặp chân tay để cảm nhận, nắm lấy và vò con mồi. Sinh vật này được mô tả là có một cái đầu đa công cụ với các vũ khí giống như nhện hoặc bọ cạp.
Các loài cổ đại đã sống dưới nước và sử dụng đôi chân dài của nó để săn sát đáy biển, lấp đầy một hốc không bị chiếm giữ bởi các động vật tương tự khác vào thời điểm đó. Nó có một bộ máy hô hấp giống như mang.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
