Sinh vật biển "người chở xác" tái xuất sau 100 năm
Một sinh vật có thân mờ đục, không xương sống có tên Bathochordaeus Charon mới được phát hiện gần đây ngoài khơi bờ biển Monterey (California, Mỹ). Cách đây 100 năm, sinh vật này từng xuất hiện nhưng sau đó biến mất không dấu tích.
Theo Live Science, sinh vật bí ẩn có tên Bathochordaeus Charon lần đầu được phát hiện cách đây 100 năm, cụ thể là khoảng năm 1899 bởi một nhà khoa học có tên Carl Chun. Ông Chun tin rằng sinh vật này sống ở đáy sâu nhất của đại dương nên đã đặt tên cho nó là Charon – một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp chuyên chở xác người chết qua sông Styx.
Sinh vật có tên B.Charon.
Tuy nhiên, suốt quãng thời gian qua, không ai có thể bắt được B.Charon. Mãi đến gần đây, một nhà khoa học có tên Rob Sherlock mới nhìn thấy một con B.Charon ngoài khơi bờ biển Monterey (California, Mỹ).
B.Charon là loài động vật được biết đến với biệt danh sâu biển, có các bộ phận cơ thể giống như con nòng nọc: một chiếc đầu lớn cùng một cái đuôi. Một con B.Charon có thể có kích thước lên tới 10cm. Bằng cách vẫy đuôi, B.Charon sẽ làm khuấy động nước và kéo các loại thức ăn trực tiếp vào cơ thể mình. Sau đó, thức ăn được hấp thụ qua đường tiêu hóa có chiều dài tổng cộng khoảng 1m.
Sinh vật này được cho là rất hiếm. Trước đây, nhiều người từng bắt gặp một loài sinh vật tương tự nhưng thực chất, đây lại là một loài khác có tên B.Stygius. Thậm chí, vì quá hiếm nên nhiều người còn không tin rằng B.Charon thực sự tồn tại, và rằng nhà khoa học Carl Chun đã nói dối. Tuy nhiên, sau sự kiện các nhà khoa học bắt được một con B.Charon, Carl Chun dường như đã được minh oan.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương
Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương.

Tận mục loài sò khổng lồ nặng 3 tạ của Việt Nam
Sò tai tượng có thể đạt chiều dài đến 1,5m và nặng 300kg. Đây là loài động vật thân mềm lớn nhất trên trái đất.

Loài vật nào hùng mạnh nhất mọi thời đại?
Mặc dù tuyệt chủng một cách bí ẩn, nhưng chúng đã thống trị đại dương thời tiền sử và trở thành nỗi khiếp sợ của những quái vật biển khác.

San hô là loài động vật sống thọ nhất Trái đất
Sau khi nghiên cứu bộ gene của san hô, các nhà khoa học từ Đại Học Penn State, Cơ quan nghề cá Hoa Kỳ và công ty dịch vụ Dial Cordy & Associates, cho thấy chúng có khả năng sống đến hàng nghìn năm.
