Sinh vật kỳ dị "nửa cây, nửa con" dưới biển

Hải quỳ là một sinh vật vô cùng kỳ dị, nửa giống thực vật, nửa giống động vật, ít nhất xét về mã gene của chúng.

Kích cỡ bộ gene của một sinh vật không tương ứng với mức độ đơn giản hoặc phức tạp của cơ thể nó. Vì vậy, một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, nhiều liên kết và mạng lưới tinh vi hơn giữa các gene khiến cấu trúc cơ thể sinh vật phức tạp hơn.

Nhà nghiên cứu Michaela Schwaiger thuộc Đại học Vienna (Áo) và các cộng sự đã phân tích bộ gene của hải quỳ, không chỉ nhằm xác định những gene mã hóa protein, mà còn đánh giá các đoạn mã giúp tăng hoặc giảm biểu hiện gene. Họ phát hiện, cơ thể đơn giản của hải quỳ ẩn giấu một mạng lưới tương tác gene phức tạp, tương tự như ở các động vật cấp cao hơn như ruồi giấm và con người.


Hải quỳ có các đặc điểm di truyền vừa giống động vật, vừa giống thực vật. (Ảnh: Nature)

Khám phá đã bác bỏ quan điểm cho rằng, liên kết gene rắc rối hơn luôn tương đồng với cấu trúc cơ thể phức tạp hơn. Nó cũng cho thấy, sự tiến hóa của mức tổ chức gene này đã xảy ra cách đây khoảng 600 triệu năm, trước cả giai đoạn phân tách hải quỳ, ruồi giấm và con người.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện, hải quỳ còn có cấp độ tổ chức gene thứ hai, gần giống ở thực vật. Các gene được sao chép nhờ một ARN và ARN này sau đó được sử dụng để tạo ra các protein. Tuy nhiên, các đoạn vật chất di truyền tí hon có tên gọi microARN, vốn gắn chặt với các bản sao ARN, có thể ngăn chặn bước tổng hợp protein.

Mặc dù thực vật và động vật đều sở hữu các microARN, nhưng chúng có diện mạo và cách hành xử rất khác nhau. Do đó, các nhà khoa học kết luận, chúng đã khởi phát độc lập thành 2 giới riêng rẽ. Tuy nhiên, nhóm của Schwaiger nhận thấy, các microARN ở hải quỳ có nhiều điểm tương đồng với cả microARN ở động vật và thực vật.

Điều đó ám chỉ, các microARN ở hải quỳ có thể đã tiến hóa trước khi động vật và thực vật phân tách từ cách đây rất lâu. Chúng cũng là bằng chứng cho một mối liên hệ tiến hóa giữa các microARN của động vật và thực vật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Loài cá

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc

Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Đăng ngày: 16/01/2025
Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 14/01/2025
Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển

Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Đăng ngày: 13/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News