Sinh vật lạ trông giống "chuồn chuồn khổng lồ" thu hút vạn người xem
Nicole Doctor đang đi dạo cùng cún cưng thì phát hiện một con bọ đáng thương đang “quằn quại dữ dội” trên nền gạch. Sinh vật này xuất hiện tại Atlanta, bang Georgia, Mỹ.
Sinh vật có màu xanh lam xuất hiện ở Atlanta (bang Georgia, Mỹ) trông giống như “một con chuồn chuồn đột biến khổng lồ” đang cố gắng trong tuyệt vọng để sống sót.
“Tôi chú ý ngay lập tức khi cách nó khoảng 1,5m bởi nó quằn quại rất dữ dội. Khi lại gần hơn, tôi thấy lũ kiến bu đầy lưng, có lẽ đang cố gắng để ăn thịt nó", Nicole nói.
Nicole đã quyết định ghi lại những gì cô đang nhìn thấy. Các bức ảnh nhà thiết kế đồ họa này chụp cho thấy sinh vật có phần thân dài và dẹt với 2 cánh nằm gần đầu và không còn cử động được.
“Mắt nó ở 2 bên của đầu, tương tự như mắt của cá mập búa”, Nicole nói.
Sinh vật có vẻ ngoài kỳ dị được cho là loài rệp nước với đôi cánh bị khiếm khuyết
"Đôi cánh của nó bị ướt và dính vào nhau, bị kéo lê trên mặt đất. Nhìn cánh nó, tôi nghĩ rằng đây là một con chuồn chuồn đột biến. 4 râu của nó rất dài nhưng 2 trong số đó trông giống như 2 gọng kìm. Đuôi nó làm tôi liên tưởng tới đuôi cá và chân nó thì giống loài gián.
Nếu phải mô tả nó như thế nào, tôi nghĩ nó là sự pha trộn giữa gián và chuồn chuồn nhưng có kích cỡ của một con rết. Nó vừa đáng sợ vừa đáng thương", Nicole nói
Nicole chia sẻ những hình ảnh cô chụp được lên mạng xã hội và đã thu hút hơn 10.000 lượt xem, gần 1.000 bình luận.
Một số người cho rằng con côn trùng cô thấy là một loài rệp nước, loại côn trùng có cánh lớn, có thể dài tới 15cm. Một chuyên gia về côn trùng cho rằng vẻ ngoài của con này rất xấu.
Lyle Buss, Phòng thử nghiệm nhận dạng côn trùng, ĐH Florida, cho biết: “Đây là con rệp nước ở miền đông nước Mỹ. Các râu dài cho thấy nó là con đực trưởng thành.
Chúng giống như loài bướm, chui ra từ nhộng và cần có thời gian để cánh khô hoàn toàn mới có thể bay được”.
Nicole cho biết ngày hôm sau cô quay lại chỗ cũ nhưng không thấy sinh vật lạ đâu nữa.
Rệp nước là loài có vòng đời biến đổi hoàn toàn. Sau khi nở từ trứng, ấu trùng rệp nước có thể sống ở sông suối tới 7 năm trước khi vào đất liền để kéo kén và trở thành con rệp nước. Rệp nước trưởng thành chỉ sống được vài ngày, đủ thời gian để giao phối và đẻ trứng.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.
