Sinh viên làm mặt nạ thông minh chẩn đoán bệnh da mặt

Nhóm sinh viên tại TP HCM tạo mặt nạ có thể chẩn đoán bệnh trên da mặt nhờ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và tích hợp thiết bị phát sóng siêu âm.

Theo Nguyễn Huỳnh Như, sinh viên Đại học Kinh tế TP HCM, trưởng dự án EtecMask, nhóm sử dụng vật liệu nhựa PP (polypropylen) có nguồn gốc từ bột gạo, ngô để làm mặt nạ. Bên trong các lớp mặt nạ chứa thiết bị quét da mặt bằng sóng siêu âm.

Khi mang mặt nạ lên mặt, thiết bị phát sóng siêu âm sẽ quét qua bề mặt, chẩn đoán các bệnh lý như dị ứng, vẩy nến, mụn, nám, tàn nhang... Dữ liệu từ sóng âm sẽ được thu thập và phân tích bởi chip AI và chuyển sang ứng dụng trên điện thoại (app). Tình trạng da thể hiện qua chỉ số skincore (chỉ số đánh giá sức khỏe da) với ba mức, đỏ tương ứng với da tệ, vàng là mức trung bình và xanh tức là da khỏe. Từ đó, người dùng sẽ biết tình trạng bệnh của mình.

Khi sử dụng app, người dùng phải tạo tài khoản cá nhân, điền thông tin các loại mỹ phẩm đang sử dụng để ứng dụng đánh giá được độ phù hợp dựa trên phân tích pH, độ ẩm, tia UV... Dựa trên kết quả phân tích da mặt, thói quen dùng mỹ phẩm, ứng dụng đề xuất sử dụng liệu trình điều trị da phù hợp với tình trạng bệnh lý theo tuần, tháng... Ứng dụng có thể kết nối tư vấn và khám bệnh từ xa đối với các trường hợp nặng.

Sinh viên làm mặt nạ thông minh chẩn đoán bệnh da mặt
Hình ảnh thiết kế mặt nạ thông minh do nhóm phát triển. (Ảnh: NVCC).

Như cho biết, mặt nạ sau khi dùng xong được đưa vào một valy tích hợp hệ thống sạc không dây để sạc pin, phục vụ cho các lần sử dụng tiếp theo. "Cách này giúp người dùng dễ dàng đem đi mọi nơi giúp sử dụng thuận tiện hơn".

Kể về lý do làm dự án Huỳnh Như cho biết, thông thường người bệnh sẽ phải đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu. Việc này khiến họ phải thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra và theo dõi tình trạng bệnh. Một phương pháp điều trị khác hiện được sử dụng là các ứng dụng soi da bằng camera điện thoại. Tuy nhiên, phương pháp này lại phụ thuộc vào chất lượng camera từng dòng điện thoại, nên khó đánh giá mức độ chính xác.

Để giải quyết vấn đề này, từ tháng 6/2022, Như cùng bốn thành viên khác là sinh viên Đại học Kinh tế, Ngoại Thương TP HCM và Tôn Đức Thắng lên ý tưởng tạo ra mặt nạ nhỏ gọn, di động sẽ giúp người bệnh giảm việc đi lại thăm khám, tốn chi phí và theo dõi bệnh tình sát hơn bằng công nghệ. "Mặt nạ của nhóm tích hợp các công cụ tương tự một bác sĩ chuyên khoa nên độ chính xác cao, trên 94% nhưng lại nhỏ gọn dễ mang đi", Như nói.

Sinh viên làm mặt nạ thông minh chẩn đoán bệnh da mặt
Ứng dụng di động theo dõi sức khỏe da mặt do nhóm xây dựng. Ảnh: NVCC

Với sự cố vấn của một chuyên gia y khoa, nhóm đang xây dựng cơ sở dữ liệu về các bệnh trên da mặt và phương thức điều trị phù hợp.

Theo Phan Thái Phong, phụ trách lập trình cho biết, việc khó nhất của quá trình xây dựng dữ liệu là các chỉ số về da phải được chuyển hóa và lập trình đưa lên app, để hệ thống AI đề xuất hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất. Hiện, nhóm trong giai đoạn hoàn thiện app và dự kiến ra mắt mặt nạ dưới dạng sản phẩm mẫu. Khoảng giữa năm 2023 sau khi kiểm định các yếu tố an toàn, nhóm dự kiến đưa sản phẩm vào sử dụng thử.

Bà Lê Huỳnh Kim Ngân, Phụ trách đầu tư và quan hệ quốc tế, Quỹ đầu tư mạo hiểm ThinkZone, đánh giá, mảng công nghệ hướng tới chăm sóc sức khỏe về da, đặc biệt da tại vùng mặt là lĩnh vực có thị trường lớn, nhu cầu tăng trong giai đoạn hiện nay. Bà đánh giá nhóm có sự sáng tạo trong ứng dụng công nghệ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, "sản phẩm chỉ có thể chẩn đoán và đưa ra các khuyến nghị về tình trạng da bề mặt, không thể tìm ra các vấn đề nội tại bên trong cơ thể". Ngoài ra các sản phẩm sử dụng trên da mặt cần được cơ quan y tế kiểm định về tính an toàn mới được đưa vào sử dụng.

Sinh viên làm mặt nạ thông minh chẩn đoán bệnh da mặt
Huỳnh Như (phải) và các thành viên nhóm tại cuộc thi Thách thức sáng tạo về khởi nghiệp tổ chức hôm 17/12. (Ảnh: BTC).

Dự án EtecMask của nhóm vừa vào top 10 startup xuất sắc cuộc thi Thách thức sáng tạo về khởi nghiệp 2022 dành cho các bạn trẻ tuổi từ 18 - 25.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Máy kéo đầu tiên chạy bằng nhiên liệu từ phân bò

Máy kéo đầu tiên chạy bằng nhiên liệu từ phân bò

Công ty Cornish Bennamann của Anh ra mắt mẫu máy kéo New Holland T7 thân thiện với môi trường, có thể góp phần chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 09/01/2023
Phát triển thành công vật liệu chịu được ánh sáng tương đương 160 mặt trời

Phát triển thành công vật liệu chịu được ánh sáng tương đương 160 mặt trời

Các nhà khoa học phát triển chất bán dẫn tự phục hồi mới dùng cho thiết bị tách nước bằng năng lượng mặt trời, giúp sản xuất hydro hiệu quả.

Đăng ngày: 09/01/2023
Việt Nam nuôi thành công loài hải sản vốn chỉ đánh bắt tự nhiên

Việt Nam nuôi thành công loài hải sản vốn chỉ đánh bắt tự nhiên

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã xây dựng quy trình sản xuất giống và thử nghiệm nuôi thương phẩm ốc móng tay chúa.

Đăng ngày: 04/01/2023
Thiết bị lọc nước loại bỏ 99,9% vi nhựa trong 10 giây

Thiết bị lọc nước loại bỏ 99,9% vi nhựa trong 10 giây

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển thiết bị lọc nước tốc độ cao từ vật liệu CTF, có thể tái chế nhiều lần mà không mất hiệu quả.

Đăng ngày: 03/01/2023
Những giải pháp lấy cảm hứng từ thiên nhiên năm 2022

Những giải pháp lấy cảm hứng từ thiên nhiên năm 2022

Bất chấp cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, thế giới tự nhiên vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu theo những cách không ngờ tới.

Đăng ngày: 27/12/2022
Thiết kế mũ bảo hiểm làm từ vỏ sò điệp, thân thiện với môi trường

Thiết kế mũ bảo hiểm làm từ vỏ sò điệp, thân thiện với môi trường

Mũ bảo hiểm của startup Nhật Bản làm từ vỏ sò điệp tái chế và nhựa thân thiện với môi trường, giúp giảm rác thải biển.

Đăng ngày: 20/12/2022
Dự án đầu tiên dùng bê tông

Dự án đầu tiên dùng bê tông "tự lành" cho cống nước

Bêtông với các viên nang siêu nhỏ chứa bột xử lý nước có thể ngăn chặn việc cống nước bị ăn mòn, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí.

Đăng ngày: 19/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News