Sinh viên tạo dung dịch từ vỏ tôm giữ nông sản tươi hơn 10 ngày

Khi phun dung dịch sẽ tạo lớp màng mỏng bám trên bề mặt vỏ nông sản tránh sâu bọ, vi sinh, nấm mốc và giảm được quá trình oxy hóa.

Tại cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch năm 2019 vừa tổ chức tháng 4/2019, cô sinh viên Bùi Thị Khánh Linh, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM) để lại nhiều ấn tượng khi giành giải nhất với nghiên cứu và chiết xuất dung dịch biến tính chitosan từ vỏ tôm, cua với dịch chiết polyphenols trong trà xanh thay thế hóa chất để bảo quản nông sản tươi lâu.

Nghiên cứu được đánh giá cao trong bối cảnh nông sản Việt bị thất thoát nhiều sau thu hoạch và các chất bảo quản hóa học có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Sinh viên tạo dung dịch từ vỏ tôm giữ nông sản tươi hơn 10 ngày
Bùi Thị Khánh Linh - tác giả dung dịch sinh học bảo quản nông sản.

Tác giả đã tạo dung dịch bằng cách sử dụng chất khử nhóm hydroxyl, amino và α – methylene để tạo gốc tự do trên mạch cấu tạo của chitosan, rồi gắn các polyphenols lên mạch chitosan. Thay vì nhúng nông sản vào dung dịch bảo quản, tác giả đã dùng phương pháp phun áp suất kết hợp thổi gió (phun sương). Cách này tránh được úng thối khi dung dịch bảo quản dư thừa bám lại trên nông sản.

Khi phun, dung dịch tạo lớp màng mỏng bám trên bề mặt vỏ nông sản ngăn sâu bọ, vi sinh, nấm mốc phát triển và giảm được quá trình oxy hóa (già hóa) do màng có khả năng thoát khí để nông sản có thể hô hấp.

Sinh viên tạo dung dịch từ vỏ tôm giữ nông sản tươi hơn 10 ngày
Mẫu chuối bảo quản bằng dung dịch chitosan với biến tính polyphenols tỷ lệ 2:1 (trái), bảo quản bằng chitosan (giữa) và không được bảo quản (phải) sau 10 ngày ở nhiệt độ phòng. (Ảnh: NVCC).

So sánh trên các mẫu chuối cho thấy, ở điều kiện thường (nhiệt độ phòng), mẫu chuối không sử dụng chất bảo quản đã chín sau 3 ngày, 5 ngày bắt đầu có đốm đen (bị oxy hóa) và đến ngày thứ 7 bị thối.

Mẫu chuối bảo quản bằng polyphenols chín ngay sau 2 ngày, 4 ngày xuất hiện đốm đen và 8 ngày sau có nấm mốc trên vỏ. Mẫu được phun dung dịch chitosan chín sau 10 ngày, lớp vỏ chuối chỉ chuyển vàng và thối ở nửa thân dưới quả chuối. 

Với mẫu phun sương biến tính chitosan với dịch chiết polyphenols có thời gian chín lâu nhất (khoảng 10 ngày), vỏ vẫn còn duy trì được màu xanh, chỉ xuất hiện thối ở đầu cuống nhưng không bị nấm mốc trên thân, khối lượng giảm ít. 

Theo đánh giá của giới chuyên môn, kết quả nghiên cứu này tạo tiền đề phát triển chuỗi công nghệ lưu giữ và gia tăng chất lượng nông sản Việt Nam cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khấu.

Linh cho biết, trong tương lai sẽ so sánh hiệu quả của việc sử dụng biến tính chitosan với dịch chiết polyphenols từ trà xanh với các loại thực vật khác để tìm ra nguồn nguyên liệu polyphenols tốt nhất cho bảo quản nông sản.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà khoa học đưa đồng nano vào phân bón cây trồng

Nhà khoa học đưa đồng nano vào phân bón cây trồng

Muối đồng clorua nano được đưa vào phân bón vi lượng đạt hai tác dụng “vỗ béo” và tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh cho cây.

Đăng ngày: 03/04/2019
Nguyên lý hoạt động của bộ vi sai

Nguyên lý hoạt động của bộ vi sai

Bạn đã biết động cơ làm việc như thế nào và bạn cũng đã tìm hiểu nguyên lý làm việc của hộp số. Tuy nhiên để đưa nguồn động lực của động cơ xuống các bánh xe cần phải thông qua một hệ thống cuối cùng, đó là bộ vi sai.

Đăng ngày: 30/03/2019
Máy trồng hành tím tự động, chạy bằng năng lượng mặt trời

Máy trồng hành tím tự động, chạy bằng năng lượng mặt trời

Máy sẽ đảm nhận toàn bộ quy trình trồng hành tím từ việc xới đất, gieo hạt giống, lấp đất với công suất 1 giờ/ 1,5ha, gấp 4 lần so với làm thủ công.

Đăng ngày: 21/03/2019
Phòng thực hành hàng không đầu tiên trong trường đại học Việt Nam

Phòng thực hành hàng không đầu tiên trong trường đại học Việt Nam

Phòng được trang bị máy móc theo chuẩn quốc tế, giúp sinh viên ngành hàng không thực hành ngay tại trường.

Đăng ngày: 18/03/2019
Bị chó cắn, nam sinh chế tạo thiết bị đuổi chó cực kỳ hiệu quả

Bị chó cắn, nam sinh chế tạo thiết bị đuổi chó cực kỳ hiệu quả

Từ trải nghiệm bản thân bị chó cắn, Nguyễn Tấn Minh – Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã nghiên cứu chế tạo "thiết bị thông minh phát hiện tiếng sủa và đuổi chó - D.S Dog Security".

Đăng ngày: 15/03/2019
Kỹ thuật tạo giống lúa cao hơn đầu người, năng suất 30 tấn/ha

Kỹ thuật tạo giống lúa cao hơn đầu người, năng suất 30 tấn/ha

Lần đầu tiên phương pháp “đột biến hô hấp” được thực hiện thành công cho phép tạo giống lúa mới tập hợp gene ưu tú từ nhiều giống khác nhau.

Đăng ngày: 04/03/2019
Hợp chất đắt hơn vàng 30 ngàn lần được tìm thấy từ cây lúa

Hợp chất đắt hơn vàng 30 ngàn lần được tìm thấy từ cây lúa

Hợp chất Momilactone A và B do nhà khoa học người Việt phát hiện, phân lập thành công từ trấu và gạo có giá 1.25 triệu USD/1g.

Đăng ngày: 12/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News